Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 11.388
Truy cập hiện tại 86
anh minh họa

Thưc hiện Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 29/12/2023 của Hội đồng nhân dân xã Phú Xuân về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Kế hoạch số 257 /KH-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2023 của UBND huyện Phú Vang về việc triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Phú Vang - Năm 2024; Để thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế - xã hội năm 2024. Ủy ban Nhân dân xã Phú Xuân ban hành Kế hoạch triển khai công tác  đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã năm 2024, cụ thể như sau:

 

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả và nhận thức của toàn xã hội về đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập cho người lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;

- Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng; mở rộng quy mô, đảm bảo sự phù hợp về cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo; nâng cao hiệu quả dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, đặc biệt là đội ngũ lao động có kỹ năng nghề nghiệp cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, vừa thu hút nguồn lực, vừa huy động được sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội; đồng thời nâng cao trách nhiệm của mỗi gia đình, người lao động cùng với toàn xã hội để học nghề, tìm việc làm và góp phần giảm nghèo bền vững;

2. Mục tiêu cụ thể:

- Đào tạo nghề: 380 lao động.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 64%.

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi đến các thôn, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng, của chương trình đào tạo nghề nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động; Giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế gia đình và phát triển kinh tế - xã hội.

2. Tiếp tục tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến nội dung Quyết định số 1956/QĐ - TTg; Chỉ thị số 35 - CT/TU ngày 19/5/2010 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2024.

3. Phối hợp Trung tâm GDNN-GDTX huyện chọn lựa những ngành nghề phù hợp với người lao động trên địa bàn xã để tổ chức chiêu sinh, đào tạo.

4. Chỉ đạo Ban điều hành các thôn thống kê số lao động chưa qua đào tạo nghề để phối hợp với các đơn vị dạy nghề trong và ngoài huyện tổ chức mở các lớp đào tạo nghề tại địa phương nhằm giúp người lao động có cơ hội tìm kiếm việc làm.

5. Khảo sát cập nhật thông tin Cung lao động để thống kê tình hình lao động trên địa bàn xã.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò quan trọng của chương trình đào tạo nghề trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; trong nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống và góp phần giảm nghèo bền vững.

2. Xây dựng cơ chế, chính sách để mở rộng đào tạo, đào tạo liên thông, liên kết nhằm đa dạng hóa các loại hình đào tạo và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo;

3. Phát triển ngành nghề truyền thống ở địa phương có khả năng tạo việc làm cho người lao động.

4. Thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của các Doanh nghiệp để có Kế hoạch đào tạo nghề phù hợp. Tăng cường công tác liên kết với doanh nghiệp để tổ chức đào tạo nghề theo địa chỉ sử dụng lao động, đảm bảo việc làm cho người lao động sau học nghề.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Từ nguồn kinh phí của Trung ương, địa phương và huy động sự đóng góp từ nguồn xã hội hoá công tác đào tạo nghề...

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1.  Bộ phận VHXH xã:

-  Tham mưu Thường trực UBND xã xây dựng Kế hoạch triển khai công tác đào tạo cụ thể từng ngành nghề để phối hợp với TTGDNN – GDTX và các chương trình, dự án cấp trên mở lớp đào tạo nghề cho người lao động có nhu cầu;

- Tham mưu Thông báo phân công nhiệm vụ cụ thể đến các tổ chức Hội, Đoàn và 06 thôn trên toàn xã;

- Thường xuyên tuyên truyền, thông báo trên hệ thống truyền thanh của xã và tổ chức tuyên truyền lưu động đến từng thôn không được phủ sóng của hệ thống truyền thanh.

- Tổng hợp danh sách đăng ký của cácđơn vị gửi về trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch để mở lớp đào tạo phù hợp với địa điểm, thời gian và nhu cầu của lao động.

2. UBMTTQVN, các Ban ngành đoàn thể:

- Chủ động xây dựng Kế hoạch tuyên truyền vận động và chỉ đạo các Chi, Tổ hội ở các thôn thực hiện công tác tuyên truyền, vận động  về việc đào tạo nghề cho người lao động có nhu cầu tham gia;

- Mỗi một đoàn thể vận động tham gia từ 30 lao động trở lên.

3. Ban điều hành 06 thôn:

- Tăng cường thời lượng để tuyên truyền, thông báo và thống kê danh sách lao động có nhu cầu tham gia đào tạo nghề. 

- Mỗi một thôn vận động từ 20 lao động trở lên.                                                                              

 4. Bộ phận Tài chính – Kế toán xã:

Tham mưu UBND xã hỗ trợ kinh phí để thực hiện chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các ban ngành, các thôn kịp thời báo cáo về TT.UBND xã biết để thống nhất chỉ đạo./.

 

Tập tin đính kèm:
Tiến Ka