Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Quản lý môi trường và xã hội trên đầm phá Tam Giang ở Phú Xuân thông qua Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR)
Ngày cập nhật 28/03/2022
Ảnh minh họa

Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Dự án. Địa điểm thực hiện Dự án tại 08 tỉnh, thành phố ven biển: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Mục tiêu tổng thể của Dự án là cải thiện quản lý rừng ven biển tại các tỉnh vùng Dự án nhằm tăng khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng. Quá trình triển khai, việc thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội là một trong những điều kiện bắt buộc đã được thống nhất giữa Chính phủ Việt Nam và Nhà tài trợ WB tại các văn kiện Dự án.

 

Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) được ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ NN&PTNT (MARD) thực hiện với mục tiêu cải thiện quản lý rừng ven biển trong các tỉnh được lựa chọn. Dự án khắc khục được 3 yếu tố trọng tâm để khôi phục thành công rừng ven biển cả trong và sau thời gian thực hiện dự án:

- Tạo điều kiện để duy trì các yếu tố đầu vào cần thiết và tài chính để phục hồi rừng ven biển có thể giúp giảm sự tiếp xúc với sóng do bão và nước biển dâng;

- Các thực hành và công trình dâng sinh cần mở rộng và quản lý rừng ven biển và làm tăng tỷ lệ sống của rừng;

- Cải thiện được các cơ sở kinh tế để bảo vệ và duy trì rừng ven biển.

Chủ đầu tư là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thừa thiên Huế.

Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo Quyết định số 897/QĐ-UBND ngày 23/4/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt kết quả xây dựng bản đồ đầu tư lâm nghiệp các xã vùng dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, quy mô số xã, diện tích khu vực dự án có thể thay đổi so với kế hoạch ban đầu. 

Theo đó, dự án sẽ thực hiện tại 34 xã, thị trấn  và 02 Ban quản lý rừng phòng hộ với diện tích 8.939ha. Trong đó: diện tích trồng mới là 512 ha (rừng ngập mặn 439 ha và trên cạn 73 ha); trồng phục hồi 410 ha và bảo vệ rừng 8.017 ha.

Trên địa bàn huyện Phú Vang có 08 xã (Xã Phú Xuân, Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An, Vinh Hà) thực hiện dự án. Riêng xã Phú Xuân dự án trồng 30 ha rừng ngập mặn (Thôn Xuân Ổ 20ha và thôn Quảng Xuyên 10 ha). Loại cây được trồng: Bần Chua (Sonneratia caseolaris).

 

Sơ đồ trồng rừng ngập mặn ở thôn Quảng Xuyên và thôn Xuân Ổ, xã Phú Xuân

Hạng mục gây tạo bãi trồng rừng: Sẽ thiết lập 32 lô dọc theo hồ hạ triều, cách đê ngoài các hồ hạ triều ra khoảng 20 đến 30 mét tại thôn Xuân Ổ và Quảng Xuyên, với diện tích 30 ha. Trong đó: Diện tích thiết kế kè mềm tạo bãi: 22,85ha; bao gồm 32 lô có diện tích  từ 0,41 ha đến 1,12 ha. Các lô được phân chia bằng hệ thống thủy đạo dọc ngang 7,15 ha. Sau khi hoàn tất việc thiết lập 22,85 ha kè mềm tạo bãi, tiến hành trồng rừng lên diện tích nền bãi.

 

Đơn vị thi công đang tạo các bãi bồi để trồng cây Bần Chua

Về sau dự án rừng ngập mặn sẽ đem lại hiệu quả cho thôn Xuân ổ và Quảng Xuyên: Tạo vành đai phòng hộ phía ngoài phá, bảo vệ môi trường sinh thái và các công trình hạ tầng vùng đầm phá; phòng chống bão, lụt, điều hòa khí hậu, giảm thiểu biến đối khí hậu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất và độ che phủ của rừng góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế xói mòn thiên tai; khôi phục lại cảnh quan, rừng tự nhiên, đảm bảo chức năng phòng hộ và tính đa dạng sinh học vốn có; là nới trú ẩn, sinh sản của các loại thủy sản;  tạo một điểm nhấn tham quan du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã Phú Xuân.

Hình ảnh minh họa sau khi dự án hình thành

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Quản lý môi trường và xã hội trên đầm phá Tam Giang ở Phú Xuân thông qua Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR)
Ngày cập nhật 28/03/2022
Ảnh minh họa

Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Dự án. Địa điểm thực hiện Dự án tại 08 tỉnh, thành phố ven biển: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Mục tiêu tổng thể của Dự án là cải thiện quản lý rừng ven biển tại các tỉnh vùng Dự án nhằm tăng khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng. Quá trình triển khai, việc thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội là một trong những điều kiện bắt buộc đã được thống nhất giữa Chính phủ Việt Nam và Nhà tài trợ WB tại các văn kiện Dự án.

 

Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) được ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ NN&PTNT (MARD) thực hiện với mục tiêu cải thiện quản lý rừng ven biển trong các tỉnh được lựa chọn. Dự án khắc khục được 3 yếu tố trọng tâm để khôi phục thành công rừng ven biển cả trong và sau thời gian thực hiện dự án:

- Tạo điều kiện để duy trì các yếu tố đầu vào cần thiết và tài chính để phục hồi rừng ven biển có thể giúp giảm sự tiếp xúc với sóng do bão và nước biển dâng;

- Các thực hành và công trình dâng sinh cần mở rộng và quản lý rừng ven biển và làm tăng tỷ lệ sống của rừng;

- Cải thiện được các cơ sở kinh tế để bảo vệ và duy trì rừng ven biển.

Chủ đầu tư là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thừa thiên Huế.

Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo Quyết định số 897/QĐ-UBND ngày 23/4/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt kết quả xây dựng bản đồ đầu tư lâm nghiệp các xã vùng dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, quy mô số xã, diện tích khu vực dự án có thể thay đổi so với kế hoạch ban đầu. 

Theo đó, dự án sẽ thực hiện tại 34 xã, thị trấn  và 02 Ban quản lý rừng phòng hộ với diện tích 8.939ha. Trong đó: diện tích trồng mới là 512 ha (rừng ngập mặn 439 ha và trên cạn 73 ha); trồng phục hồi 410 ha và bảo vệ rừng 8.017 ha.

Trên địa bàn huyện Phú Vang có 08 xã (Xã Phú Xuân, Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An, Vinh Hà) thực hiện dự án. Riêng xã Phú Xuân dự án trồng 30 ha rừng ngập mặn (Thôn Xuân Ổ 20ha và thôn Quảng Xuyên 10 ha). Loại cây được trồng: Bần Chua (Sonneratia caseolaris).

 

Sơ đồ trồng rừng ngập mặn ở thôn Quảng Xuyên và thôn Xuân Ổ, xã Phú Xuân

Hạng mục gây tạo bãi trồng rừng: Sẽ thiết lập 32 lô dọc theo hồ hạ triều, cách đê ngoài các hồ hạ triều ra khoảng 20 đến 30 mét tại thôn Xuân Ổ và Quảng Xuyên, với diện tích 30 ha. Trong đó: Diện tích thiết kế kè mềm tạo bãi: 22,85ha; bao gồm 32 lô có diện tích  từ 0,41 ha đến 1,12 ha. Các lô được phân chia bằng hệ thống thủy đạo dọc ngang 7,15 ha. Sau khi hoàn tất việc thiết lập 22,85 ha kè mềm tạo bãi, tiến hành trồng rừng lên diện tích nền bãi.

 

Đơn vị thi công đang tạo các bãi bồi để trồng cây Bần Chua

Về sau dự án rừng ngập mặn sẽ đem lại hiệu quả cho thôn Xuân ổ và Quảng Xuyên: Tạo vành đai phòng hộ phía ngoài phá, bảo vệ môi trường sinh thái và các công trình hạ tầng vùng đầm phá; phòng chống bão, lụt, điều hòa khí hậu, giảm thiểu biến đối khí hậu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất và độ che phủ của rừng góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế xói mòn thiên tai; khôi phục lại cảnh quan, rừng tự nhiên, đảm bảo chức năng phòng hộ và tính đa dạng sinh học vốn có; là nới trú ẩn, sinh sản của các loại thủy sản;  tạo một điểm nhấn tham quan du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã Phú Xuân.

Hình ảnh minh họa sau khi dự án hình thành

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 11.388
Truy cập hiện tại 276