Tìm kiếm tin tức
Đơn vị hỗ trợ
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 11.388
Truy cập hiện tại 268

 

Thực hiện Nghị quyết số 12 - NQ/ĐU ngày 29 tháng 12 năm 2020 của Đảng ủy về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; UBND xã ban hành Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 06/01/2021 về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. UBND xã đã điều hành các ban ngành, các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện. Kết quả tình hình kinh tế- xã hội của xã trong 9 tháng đầu năm 2021 như sau:

 

A. TÌNH HÌNH KT - XH 9 tháng đầu năm 2021

Các chỉ tiêu chủ yếu

 

TT

Chỉ số

Đơn vị tính

Kế hoạch năm 2021

TH

9 tháng năm 2021

Ước TH năm 2021

So sánh (%)

9 tháng/ KH năm 2021

Ước TH năm 2021

1

Giá trị sản xuất thực tế

Tỷ đồng

493,7

461,1

419,1

93

105

 

- Nông, lâm, ngư nghiệp

Tỷ đồng

194,2

157,5

166,2

81,1

85,6

 

- TTCN, ngành nghề và xây dựng

Tỷ đồng

157,6

157,7

180,3

100,1

114,4

 

- Dịch vụ

Tỷ đồng

141,9

145,7

172,6

102,7

121,7

2

Tổng sản lượng lương thực có hạt

Tấn

2.900

3.471

3.471

119,6

119,6

3

Tổng sản lượng đánh bắt và NTTS

Tấn

800

736,8

768,6

92,1

96

 

- Đánh bắt TN

Tấn

150

153,5

159,4

102,3

106,2

- NTTS

Tấn

650

583,3

609,2

89,7

106,2

4

Tổng thu nhập bình quân đầu người

Triệu đồng

50

-

48,9

-

97,8

5

Tổng vốn đầu tư xã hội tăng thêm

Tỷ đồng

60

59,2

61,9

98,7

103

6

Tổng thu ngân sách

Triệu đồng

7.671

15.699

17.323

204,6

225,8

7

Tổng chi ngân sách

Triệu đồng

7.671

3.239

7.671

42,2

100

TT

Chỉ số

Đơn vị tính

Kế hoạch năm 2021

TH

9 tháng năm 2021

Ước TH năm 2021

So sánh (%)

9 tháng/ KH năm 2021

Ước TH năm 2021

8

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD

%

8,5

8,54

8,5

90,2

100

9

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ

%

0,5-1

-

1,05

-

100

10

Tỷ lệ hộ nghèo

%

6,12

5,99

5,62

26

100

11

Tạo việc làm mới

340

298

340

87,6

100

12

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

64

63,2

63,5

98,7

99,2

13

Tỷ lệ dùng nước máy

%

94

94

94

100

100

14

Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải

%

86

95

96

110,4

111,6

 

 

I. KINH TẾ

1. Dịch vụ

Các hoạt động dịch vụ, thương mại tiếp tục duy trì phát triển, nhu cầu mua sắm hàng hóa tăng cao vào dịp tết, lễ. Các loại hình dịch vụ phát triển về quy mô, số lượng và nhiều loại hình kinh doanh([1]); các chợ vẫn duy trì hoạt động kinh doanh, các tiểu thương([2]) đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh buôn bán nhằm thu hút người mua. Bên cạnh đó, do đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển và đầu tư của ngành Dịch vụ, thương mai trên địa bàn xã. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 145,7 tỷ đồng, đạt 102,7% kế hoạch năm 2021, ước thực hiện đến cuối năm 2021 đạt 172,6 tỷ đồng, đạt 121,7%, tăng 52,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020, chiểm tỷ trọng 33,2% tổng giá trị sản xuất thực tế.

2. Tiểu thủ công nghiệp- Xây dựng

Cơ cấu ngành nghề trong nông thôn có những thay đổi đáng kể và phát triển đa dạng. Các ngành nghề mộc, nề, gò hàn, nấm rơm, may mặc và lao động ở các khu công nghiệp, lao động phổ thông.v.v. vẫn duy trì phát triển([3]).

Trong 9 tháng đầu năm 2021 tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn xã 59,2 tỷ đồng (trong đó: Ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng: 8,95 tỷ đồng, ngân sách nhâ dân đầu tư xây dựng: 50,25 tỷ đồng).

Do đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp- xây dựng; tổng giá trị sản xuất TTCN- xây dựng trong 9 tháng ước đạt 157,7 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch năm 2021, ước thực hiện cuối đến cuối năm 2021 đạt 180,3 tỷ đồng, đạt 114,4 %, tăng 40,8 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020, chiểm tỷ trọng 34,7% tổng giá trị sản xuất thực tế.

3. Nông nghiệp

2.1. Trồng lúa: Tổng diện tích gieo cấy lúa vụ Đông Xuân: 323,7 ha, năng suất bình quân đạt 63,27 tạ/ha; tổng sản lượng đạt 2.048 tấn.

Vụ Hè thu năm 2021 trên địa bàn xã gieo sạ với diện tích 250,6 ha năng suất bình quân đạt 56,8 tạ/ha; tổng sản lượng đạt: 1.423,4 tấn.

Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 3.471 tấn, đạt 120% kế hoạch năm 2021, ước giá trị kinh tế đạt: 22,87 tỷ đồng.

2.2. Trồng màu: Vụ Đông Xuân năm 2020-2021 tình hình sản xuất hoa màu trên địa bàn xã có xu hướng giảm do thời tiết rét đậm, rét hại và lực lượng lao động ngày càng giảm nên khó khăn sản xuất cho người dân. Tổng diện tích trồng kể cả xen canh gối vụ đạt khoảng 95,7 ha. Vùng trạng Quảng Xuyên, Ba Lăng hiện nay diện tích người dân không đưa vào sản xuất ngày càng nhiều, đây là vùng sản xuất hoa màu trọng điểm trước đây của xã. Tổng diện tích trồng dưa hấu toàn xã là 21ha, tập trung vùng Xuân Ổ và Diên Đại, đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

Tổng diện tích trồng sen toàn xã là 4,8 ha tập trung trồng ở Lộc Sơn và Ba Lăng, đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

2.3. Chăn nuôi, thú y: Ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Hình thành các mô hình chăn nuôi theo hương trang trại, gia trại hoạt động có hiệu quả([4]). Triển khai kế hoạch tiêm phòng dại chó năm 2021; tỷ lệ tiêm phòng đạt 76,5% kế hoạch đã đề ra, nguyên nhân kế hoạch đưa ra cao trong khi hiện nay lượng chó nuôi trên địa bàn giảm mạnh. Triển khai Kế hoạch tiêu độc khử trùng trâu bò và rà soát tổng đàn trâu bò trên địa để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò, qua rà soát tổng đàn trâu bò trên địa bàn xã là 763 con/130 hộ nuôi; trong đó trâu: 302 con/56 hộ; Bò 461 con/74 hộ. Tỷ lệ tiêm phòng đạt 100% kế hoạch đã đề ra, tiếp tục triển khai tiêm bổ sung; 13 con bò nhiễm bệnh đã được điều trị lành bệnh; công tác tiêm phòng vụ thu được triển khai theo kế hoạch đã đề ra.

2.4. Nuôi trồng thủy sản:

- Tổng diện tích NTTS: 675,6 ha. Trong đó: Cao triều: 245,2 ha;  Hạ triều: 95,8 ha; Chắn sáo: 334,6 ha.

Tình hình NTTS năm 2021 trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn, kinh phí đầu tư ban đầu cao do phải khắc phục thiên tai bão lũ năm 2020; môi trường đầm phá không đảm bảo, tình hình dịch bệnh ở Tôm thường xuyên xảy ra, giống cá Kình, cá Dìa không trôi; dịch Covid-19 bùng phát nên ảnh hưởng rất lớn cho người dân NTTS, nhất giá cả hạ và thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.

- Tổng sản lượng đánh bắt và NTTS: 728 tấn; trong đó: NTTS: 583,3 tấn, đánh bắt tự nhiên: 145,2 tấn. Ước thực hiện đến cuối năm đạt 774,6 tấn đạt 96,8% kế hoạch năm 2021 (Trong đó: Đánh bắt tự nhiện: 151,1 tấn; NTTS: 623,5 tấn). Tổng giá trị kinh tế từ đánh bắt và NTTS năm 2021 ướt đạt: 105,5 tỷ đồng.

- Nuôi cá lồng nước lợ: 10 lồng chủ yếu ở thôn Lê Bình.

          - Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản: Dự án thích ứng và biến đổi khí hậu đã hỗ trợ 8 vạn tôm Sú và 2.500 Cua thả giống tại khu bảo vệ Vũng Điện.

- Về tình hình ươm giống: tranh thủ thời tiết nắng ấm đầu năm, có độ mặn nhân dân khẩn trương cải tạo ao hồ để ươm giống đặt biệt là Tôm, Cua để cung cấp ra vùng nuôi chắn sáo và các vùng khác, diện tích ươm toàn xã khoản 45 ha chủ yếu vùng nuôi Thuỷ Diện, Xuân Ổ và Diên Đại. Vùng nuôi chắn sáo bà con đã xuống vụ thả nuôi 100% diện tích, tuy nhiên nguồn giống hiện nay gặp khó khăn như Tôm, Cua ươm sẵn không đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân.

2.5. Lâm nghiệp: Xây dựng Phương án PCCC rừng năm 2021, tuyên truyền người dân chủ động trong công tác PCCC và bảo vệ rừng; UBND huyện hỗ trợ 2.500 cây keo, UBND xã bố trí cho chi hội nông dân thôn Lộc Sơn trồng tại khu vực giáp ranh xã Phú Hồ;

Phối hợp với dự án FMCR triển khai dự án trồng rừng ngập mặn tại Thôn Xuân Ổ và Quảng Xuyên; trồng cây bản địa tại thôn Ba Lăng, Quảng Xuyên và trồng cây phân tán tại khu vực Diên Đại.

2.6. Về các Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc CTMTQG giảm nghèo:

- Về Dự án nuôi Bò sinh sản, hỗ trợ 02 đợt với số lượng 30 con Bò([5]); đợt 01 với số lượng 18 con, đợt 02 với số lượng 12 con, UBND xã đã cung cấp hỗ trợ đủ 30 con cho nhân dân.

- Về các Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong năm 2021: UBND huyện bố trí 02 mô hình; mô hình trồng rau đắng tại vùng đất nhiễm mặn và mô hình dẫn dụ sinh học (dẫn dụ côn trùng để tiêu diệt), UBND xã mời BĐH các thôn và các Đoàn thể ở xã để họp thống nhất chọn vùng và chọn hộ thực hiện mô hình trồng râu đắng chọn thôn Xuân Ổ, Quảng Xuyên; mô hình dẫn dụ sinh học chọn thôn Quảng Xuyên và Ba Lăng, hiện nay đã triển khai đến với các hộ đăng ký. Vụ Đông Xuân 2020-2021, UBND xã liên hệ với Công ty giống ở miền Nam để mua giống lúa nhiễm mặn OM để trồng thử nghiệm tại Phú Xuân với diện tích 04 sào, UBND xã chọn trồng thử nghiệm tại vùng đất nhiễm mặn tại thôn Xuân Ổ và Quảng Xuyên cho năng suất cao với năng suất bình quân đạt 75 tạ/ha.

Tổng giá trị sản xuất Nông nghiệp 9 tháng đầu năm đạt 157,5 tỷ đồng, đạt 81,1% kế hoạch năm 2021; ước thực hiện đến cuối năm 2021 đạt 166,2 tỷ đồng giảm 23,7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020, chiểm tỷ trọng 32% tổng giá trị sản xuất thực tế.

2.7. Về công tác chỉ đạo HTX nông nghiệp Lộc Sơn

UBND xã đã nhiều lần làm việc với Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp Lộc Sơn để chuẩn bị cho công tác Đại hội thành viên HTX; đã chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng quản trị chuẩn bị văn kiện Đại hội và nhân sự Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới; nhưng do tình hình dịch Covid-19 nên vẫn chưa đại hội được.

4. Xây dựng cơ bản và phát triển nông thôn

4.1. Xây dựng cơ bản:

Đang tiến hành thi công 5 công trình với tổng kinh phí đầu tư: 6,8 tỷ đồng.

1. Công trình nạo vét mương NTTS, kinh phí đầu tư: 500 triệu đồng.

2. Nâng cấp tuyến đường trục chính Diên Đại – Xuân Ổ (giai đoạn 2), kinh phí đầu tư: 3 tỷ đồng.

3. Công trình lối đi nội bộ và nhà vệ sinh của giáo viên trường THCS Phú Xuân, kinh phí đầu tư: 1,1 tỷ đồng.

4. Công trình chống xuống cấp tường rào và cổng trường TH Phú Xuân 1, kinh phí đầu tư: 1,2 tỷ đồng.

5. Công trình chống xuống cấp tường rào và nhà vệ sinh học sinh và giáo viên, kinh phí đầu tư: 1 tỷ đồng.

4.2. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

Từ đầu năm UBND xã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Phú Xuân năm 2021; hiện UBND xã đang tập trung chỉ đạo thực hiện đầu tư xây dựng công trình kênh mương và nâng cấp sửa chữa chợ Quảng Xuyên, để phấn đấu trong năm thực hiện hoàn thành từ 1-2 tiêu chí.

5. Tài chính ngân sách

- Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm 2021 (không tính thu bổ sung ngân sách cấp trên): 15.699 triệu đồng([6]), đạt 204,6% kế hoạch HĐND xã giao.

- Tổng chi ngân sách xã 9 tháng đầu năm 2021: 3.239 triệu đồng đạt 42% kế hoạch năm 2021, trong đó: Chi đầu tư phát triển: 0,325 tỷ đồng, đạt 9% kế hoạch; chi thường xuyên: 2,87 tỷ đồng, đạt 69% kế hoạch.

6. Công tác Tài nguyên- Môi trường

6.1. Công tác quản lý đất đai:

    - Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Hoàn thiện hồ sơ giải phóng mặt bằng khu quy hoạch đất ở Diên Đại và Xuân Ổ với số lượng 25 lô; phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất tổ chức đấu được 15 lô ở khu quy hoạch Xuân Ổ với tổng số tiền là: 15.756.460.000đ (Mười lăm tỷ bảy trăm sáu mươi lăm triệu bốn trăm sáu mươi ngàn đông), hiện nay các cá nhân đấu trúng đã nộp đủ số tiền.

- Công tác giao đất: Hội đồng xét duyệt cấp đất của xã đã xét duyệt và lập hồ sơ giao đất cho 02 hộ thuộc đối tượng hộ nghèo([7]) và 01 hộ thuộc đối tượng chính sách([8]).

Đang hoàn thiện 3 hồ sơ thuộc hộ nghèo ở thôn Quảng Xuyên để đề nghị xét duyệt xin giao đất ở.

- Chuyển mục đích sử dụng đất: Trong 9 tháng đã lập hồ sơ đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho 4 trường hợp([9]) với tổng diện tích: 987,4m2.

- Tình hình đăng ký đất đai: Tình hình cấp giấy chứng nhận và cấp đổi, đính chính, đăng ký biến động là 218 hồ sơ([10]), tất cả điều tiến hành số hóa 100%.

6.2. Về môi trường:

- Triển khai kế hoạch vệ sinh môi trường mừng Đảng, mừng xuân Tân Sửu 2021; Đôn đốc các thôn và Công ty dịch vụ thu gom rác thải tăng cường tần suất vận chuyển, xử lý rác thải đảm bảo không để tồn đọng gây mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường trước, trong và sau tết Tân Sửu; bên cạnh đó đã triển khai thực hiện tốt đề án “Ngày chủ nhật xanh”.

- UBND xã hợp đồng với Công ty Hằng Trung thu gom rác thải với tổng kinh phí 818.000.000 đồng/ năm; xoá điểm trung chuyển rác tại thôn Diên Đại; lên lịch thu gom rác trên địa bàn xã, đồng thời thống báo rộng rãi cho nhân dân biết; hiện nay tỷ lệ thu gom rác trên địa bàn xã đạt 95%.

- Công trình nạo vét kênh mương phục NTTS và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã đã được triển khai.

- Về công tác thu phí VSMT đã thu đến tháng 8/2021, tỷ lệ thu đạt trên 80%.

- Công tác thu hồi Fomosa hiện nay đã thu hồi được: 1.218.710.000 đồng, số tiền còn lại phải thu hồi: 98.790.000 đồng/15 đối tượng (có 01 đối tượng chết); tỷ lệ thu đạt 92,46%.

II. VĂN HÓA- XÃ HỘI

1. Về Giáo dục – Đào tạo

Trong 9 tháng đầu năm 2021, Ngành giáo dục đã tiếp tục triển khai các nội dung của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được thực hiện có hiệu quả; về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và bồi dưỡng giáo viên được ngành đặc biệt quan tâm. Công tác truyền thông được đẩy mạnh, tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân, xã hội và đội ngũ nhà giáo.

Các trường thực hiện nghiêm túc và hoàn thành chương trình dạy học theo Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 24/8/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học 2020-2021 theo kế hoạch Phòng GD&ĐT huyện đề ra. Chất lượng giáo dục được nâng cao, cảnh quang môi trường được chú trọng, đặc biệt thực hiện có hiệu quả phong trào  “Ngày chủ nhật xanh”; đảm bảo công tác vệ sinh phòng dịch Covid-19.

Kết quả năm học 2020-2021:

* Về Chất lượng đại trà:

+ Có 191/191 cháu được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chường trình bậc mầm non.

+ 100% học sinh (kể cả 2 trường) hoàn thành chương trình bậc tiểu học.

+ 100% học sinh tốt nghiệp THCS.

Công tác Phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được giữ vững mức độ II và đạt chỉ tiêu với Kế hoạch đề ra (PCGD Tiểu học mức độ III, PCGD THCS mức độ III)

* Về Chất lượng mũi nhọn: Ở cấp THCS có 57 học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện. Cấp Tiểu học có 21 học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi huyện và nhiều giải khác.

Bước vào năm học mới 2021-2022, do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên các trường tổ chức khai giảng và tổ chức học tập thông qua trực tuyên. Sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát, thực hiện chỉ đạo của cấp trên và địa phương, các đơn vị trường học đã hoàn tất các bước phòng, chống dịch để sẵn sàng đón học sinh trở lại trường học từ ngày 20/9/2021. Hiện nay tình hình dạy và học các trường cơ bản ổn định, trường Mầm Non đã tổ chức học bán trú.

2. Văn hóa- xã hội

2.1. Văn hóa - Thông tin và truyền thanh: Thực hiện trang hoàn pano, băng rôn, cờ để chào mừng ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế, Tết cổ truyền dân tộc Tân Sửu 2021 và đặc biệt tuyên truyền công tác bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HDND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Tập trung tuyên truyền về các văn bản, các hướng dẫn của cấp trên về phòng, chống Covid-19 trên hệ thống truyền thanh của xã; đồng thời mời các tổ chức tôn giáo và các cơ sở kinh doanh đến cám kết trong phòng chống dịch Covid-19.

- Đã ban hành kế hoạch phong trào “TDĐKXDĐSVH” năm 2021; Kế hoạch Chương trình phát triển nguồn nhân lực; Kế hoạch Đào tạo nghề, GQVL và XKLĐ năm 2021. Tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch Đào tạo nghề, tạo việc làm mới và XKLĐ. Công tác tạo việc làm mới 9 tháng đầu năm đạt: 298 người, XKLĐ thị trường Nhật Bản là 08 người, đào tạo nghề 76 người.

- Tổ chức kiểm tra và thực hiện ký cam kết đối với những hộ kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng trong dịp Tết Tân Sửu năm 2021.

- Chỉ đạo bộ phận văn hóa xã hội tổng hợp và chi trả kinh phí hỗ trợ đợt III cho 05 lao động khó khăn do dịch Covid-19.

- Tổ chức khảo sát thực địa hiện trạng Lùm Phun tiếp theo để hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng Khoa học tỉnh, theo lịch làm việc của Sở Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Bảo tàng Lịch sử tỉnh vào ngày 14/9/2021.

2.2. An sinh xã hội: Thực hiện chi trả đúng và đủ các chế độ đối với người có công với cách mạng và các đối tượng bảo trợ xã hội. Tổng số tiền chi trả các đối tượng đến tháng 9/2021 là 2.509,9 triệu đồng/186 đối tượng.

Giải quyết liên thông lĩnh vực người có công và chế độ BTXH 68 hồ sơ.

Nhân dịp tết Nguyên đáng và lễ 27/7, UBND xã đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà của Chủ tịch nước, quà lãnh đạo Tỉnh, quà của các tổ chức, cá nhân cho các đối tượng chính sách có công, đối tượng BTXH, hộ nghèo trên địa bàn xã, gồm quà của Chủ tịch nước tặng: 274,5 triệu đồng/ 896 suất, quà Tỉnh tặng: 263,5 triệu đồng/ 710 suất, quà huyện tặng 12,5 triệu đồng/ 25 suất.

Đã chỉ đạo Hội đồng xét duyệt, xác định mức độ khuyết tật của xã họp xét duyệt thông qua 22 hồ sơ, có 15 hồ sơ đủ điều kiện; trong đó: có 03 hồ sơ khuyết tật đặc biệt nặng, 12 hồ sơ khuyết tật nặng.

Tiến hành rà soát, bổ sung đồng thời cấp phát  6.343 thẻ BHYT DK cho người dân sống trên địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.

Chỉ đạo bộ phân VHXH tiến hành chi trả tiền thoái thu BHYT hộ gia đình cho  đợt 2 đợt: 594.883.449 đồng, trong đó: đợt 1 là 3.391 thẻ/545.559.030 đồng; đợt 2 là 49.324.419 đồng.

Tổ chức điều tra rà soát đối tượng khuyết tật trên địa bàn xã là 131 người.

3. Y tế

3.1. Công tác phòng chống dịch COVID-19

Đã triển khai thực hiện công văn chỉ đạo về công tác phòng chống dịch của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở y tế, UBND huyện và BCĐ phòng chống dịch COVID-19 huyện. Ban hành các văn bản, kế hoạch, quyết định về phòng chống dịch bệnh, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã, phòng chống dịch bệnh ở người. Xây dựng các phương án nâng cao cấp độ phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn xã phù hợp với tình hình thực tế. Thực hiện giám sát, phát hiện, xử lý ca bệnh kịp thời. Tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh. Thực hiện Công điện số 1102/CĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dich Covid-19 trên toàn quốc, UBND xã đã thành lập Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 và ban hành quy chế hoạt động của Trung tâm chỉ huy.

- Triển khai đón tiếp công dân về địa phương đến khai báo y tế và giám sát, theo dõi công dân về các thôn lưu trú:

* Đợt I/2021: giám sát 1.131 trường hợp từ các tỉnh về địa phương.

+ Tham mưu BCĐ ra QĐ cách ly  tại nhà: 7 trường hợp.

+ Theo dõi hoàn thành cách ly tập trung: 9 trường hợp.

+ Lấy mẫu Xét nghiệm 56 mẫu.

* Đợt II/2021: từ 27/4/2021 đến ngày 20/9/2021 về địa phương khai báo y tế: 458 công dân.

+ Giám sát, theo dõi hoàn thành cách ly tập trung từ các T của tỉnh về: 183 lượt; qua xét nghiệp PCR phát hiện 09 công dân F0 sau giám sát 07 ngày, hiện có 07 công dân đã điều trị khỏi, 02 công dân đang điều trị ở bệnh viện tỉnh.

+ Phát hiện 12 trường hợp F1 trên địa bàn, chuyển cách ly tập trung nay đã có 09 công dân hoàn thành cách ly, hoàn thành theo dõi, 02 công đang còn cách ly tập trung, 01 tiến triển thành F0.

+ Tram y tế tham mưu UBND xã ra Quyết định cách ly tại nhà: 147 công dân, 28 công dân về từ vùng dịch, 119 công dân liên quan tiếp xúc với F1 khác.

+ Lấy mẫu xét nghiệm đến ngày 28/9/2021: 1042 mẫu, Test nhanh 476 trường hợp.

+ Tiêm Vaccin: Mũi 1: 312 người; Mũi 2: 131 người.

+ Phun hóa chất xử lý môi trường ở những nơi tập trung đông người như các chợ và các cơ quan các điểm bầu cử trên địa bàn, các hộ gia đình có công dân F0, F1,

- Công tác triển khai thành lập khung cách ly của xã:

Thực hiện theo Kế hoạch số 242/KH-UBND ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tiếp nhận công dân bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 trở về từ thành phố Hồ Chí Minh, UBND xã đã triển khai kế hoạch gấp rút lấy cơ sở Trường Mầm non xã để làm khung cách ly của xã, mua sắm trang thiệt bị để sẳn sàng đón công dân theo kế hoạch. Ngày 02/8/2021 khung cách ly của xã đã tiếp đón 35 công dân trở về từ thành phố Hồ Chí Minh và cách ly 21 ngày tại xã, đến ngày 23/8/2021 đã hoàn thành công tác cách ly và hoàn trả lại cơ sở vật chất cho trường Mầm non.

3.2. Công tác khám chữa bệnh và công tác dân số KHHGĐ

- Công tác khám chữa bệnh: 9 tháng đầu năm trạm Y tế đã tiếp nhận khám và điều trị cho 4.295 lượt người và luôn đảm bảo đủ thuốc cho công tác khám chữa bệnh.

- Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi suy dinh dưỡng 9 tháng đầu năm đạt 8,54% giảm 0,37% so với cùng kỳ năm 2020.

- Công tác DS-KHHGĐ:

Hiện nay toàn xã có 2.371 hộ/10.057 nhân khẩu([11]). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 9 tháng đầu năm là 11,05%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 12%, giảm 1,22% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số các biện pháp KHHGĐ: 328/345 đạt tỷ lệ: 95,07% đảm bảo theo kế hoạch đề ra([12]).

Công tác VSATTP được chú trọng tuyên truyền, thường xuyên rà soát các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm để quản lý. Đã kiểm tra VSATTP 2 đợt vào dịp Tết Nguyên đán, các cơ sở được kiểm tra được nhắc nhở và chấn chỉnh. Tiến hành giám sát bữa ăn đông người 38 lượt trong 9 tháng.

III. QUỐC PHÒNG – AN NINH VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN

1. Quốc phòng

          Ngay từ đầu năm, BCH Quân sự xã đã tham mưu Hội đồng NVQS xã phân công các thành viên trong Hội đồng NVQS xã và các ban ngành, đoàn thể phụ trách từng thanh niên trên địa bàn, phối hợp Ban điều hành các thôn để nắm tâm tư tình cảm, nguyện vọng từng thanh niên, đảm bảo công tác đưa thanh niên lên đường nhập ngũ. Năm 2021 xã Phú Xuân lên đường làm nhiệm vụ Quân sự và nghĩa vụ Công an 11 thanh niên được phân thành 4 đơn vị([13]), tăng 02 thanh niên so với năm 2020.

UBND xã đã chỉ đạo BCHQS xã tiến hành mời những thanh niên chống lệnh khám NVQS năm 2021 làm việc, lập biên bản vi phạm hành chính và UBND xã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu 1 thanh niên với số tiền 1.500.000 đồng.

Đã triển khai công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đâu đối với công dân độ tuổi 17 đạt 64 trường hợp.

          Hội đồng chính sách xã xét 1 hồ sơ theo quyết định 62 đủ tiêu chuẩn và đã hoàn tất thủ tục gửi lên cấp trên theo quy định.

          Thương xuyên xây dựng kế hoạch trực cơ quan và chế độ trực SSCĐ. Duy trì phối hợp với Công an xã tổ chức tuần tra mật phục vào các ngày lễ, tết, ngày cao điểm trên địa bàn.

Thực hiện theo Chỉ lệnh của cấp trên. UBND xã chỉ đạo Xã đội tham mưu triển khai lập Khung cách ly T xã đã đi vào hoạt động, đã đón 35 công dân ở các huyện về để cách ly tập trung, thời gian 21 ngày, đến nay đã hoàn thành. Đồng thời, đã phối hợp với Ban CA xã, các đồng chí là cán bộ công chức, bán chuyên trách trực chốt 24/24h tại thôn Ba Lăng để phòng chống dịch Covid-19.

    2. An ninh

- Tình hình ANCT - TTATXH trong 9 tháng đầu năm trên địa bàn xã cơ bản được giữ vững. Xảy ra 01 vụ/10 đối tượng phạm pháp hình sự về hành vi đánh bạc; vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATXH xảy ra 3 vụ/14 đối tượng và đã ra Quyết định xử phạt VPHC với số tiền 14.000.000 đồng, tịch thu sung vào công quỷ số tiền 9.250.000 đồng.

- Triển khai các biện pháp nắm tình hình ANTT, trong đó tập trung nắm tình hình ANTG, ANNT và các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai trên địa bàn xã.

- Thực hiện kế hoạch mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo ANTT trên địa bàn trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. UBND xã chỉ đạo Công an xã phối hợp với BCH Quân sự xã huy động CBCS tuần tra khép kín địa bàn để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

+ Đã tổ chức gọi hỏi, răn đe, giáo dục, yêu cầu viết cam đoan, cam kết không thực hiện hành vi phạm tội đối với các đối tượng không nghề nghiệp ổn định, có thái đồ côn đồ, nghi vấn sử dụng trái phép chất ma túy. Gọi hỏi 05 đối tượng đang chấp hành án tại địa phương (04 án treo, 01 cải tạo không giam giữ). Gọi hỏi 34 chủ cửa hàng kinh doanh hàng hóa, yêu cầu cam kết không buôn bán, tàng trữ và sử dụng pháo trái phép; gọi hỏi 9 đối tượng nghi vấn sử dụng cỏ mỹ, yêu cầu cam đoan, cám kết chấp hành pháp luật.

+ Yêu cầu cam kết kinh doanh hàng hóa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo về ANTT đối với 7 cơ sở kinh doanh có liên quan đến ANTT, 5 cửa hàng kinh doanh ăn uống.

+ Đã vận động thu hồi 02 súng tự chế và 01 vũ khí thô sơ trong quần chúng nhân dân, bàn giao Công an huyện xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Công an xã đã bắt quả tang và tham mưu UBND xã ra Quyết định xử phạt 04 trường hợp khai thác các Bạch sa trái phép với số tiền 5.500.000 đồng.

- Thực hiện Kế hoạch đợt cao điểm tuần tra kiểm soát lập lại TTCC và TTATGT trên địa bàn xã, Công an xã đã lập biên bản xử phạt 56 trường hợp/ 13.750.000 đồng. Kịp thời chấn chỉnh tình trạng không chấp hành Luật giao thông khi tham gia giao thông, nâng cao ý thức của người dân, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản cho người tham gia giao thông.

Tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh các hàng quán có hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại chợ Diên Đại và chợ Quảng Xuyên.

Tạp trung đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, vận động nhân dân chung tay xây dựng các mô hình như: mô hình camera an ninh, mô hình tổ an ninh tự quản...đang xây dựng mô hình Tiếng còi an ninh.

4. Công tác Tư pháp, hộ tịch

- Đã ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021 và triển khai tuyên truyền phổ biến luật bầu cử cho cán bộ, công chức và nhân dân.

Trong 9 tháng đã giải quyết hồ sơ hành chính các loại 3.082 trường hợp([14]).

- Công tác xây dựng và ban hành văn bản: Trong 9 tháng đầu năm HĐND và UBND xã ban hành được 574 văn bản. Trong đó: Nghị quyết HĐND xã: 7 văn bản. Quyết định của UBND xã: 179 văn bản; Thông báo: 64 văn bản; Kế hoạch: 49 văn bản; Các văn bản khác: 275 văn bản.  

Nhìn chung các văn bản được ban hành đúng thẩm quyền, đúng yêu cầu quy định của pháp luật.

          5. Công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính

- Thực hiện Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 25/01/2021 của UBND xã Phú Xuân về triển khai công tác bầu cử Trưởng thôn nhiệm kỳ 2021-2023, vào ngày 28/2 và ngày 07/3/2021 đã hoàn thành công tác bầu cử Trưởng thôn của 6 thôn trên địa bàn xã; có 2 nhân sự trưởng thôn mới (Quảng Xuyên và Diên Đại) và 4 thôn giữ nguyên nhân sự; UBND xã đã ra quyết định công nhận kết quả bầu cử Trưởng thôn của 6 thôn đảm bảo thời gian quy định.

- Thực hiện theo kế hoạch của UBBC huyện, sau khi thống nhất giữa Thường trực HĐND và UBMTTQVN xã, UBND xã đã ban hành Quyết định thành lập UBBC xã gồm 11 thành viên, thành lập 8 Ban bầu cử ở 8 địa điểm bầu cử/ 72 người, thành lập 8 Tổ bầu cử ở 8 đơn vị bầu cử/ 136 người đảm bảo theo thời gian quy định. Chỉ đạo Công an xã phối hợp các thôn gấp rút thống kê danh sách cử tri bầu cử, qua thống kê toàn xã có 6.185 cử tri, trong đó: có 3.170 cử tri nam, 3.015 cử tri nữ. Đã tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp vào ngày 23/5/2021 thành công tốt đẹp; với tỷ lệ 100% cử tri trong danh sách tham gia đi bầu cử; đã bầu đủ số lượng đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2021-2026 là 26 vị đại biểu.

          - UBND xã chỉ đạo bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, phục vụ tổ chức, công dân đến giao dịch. Niêm yết đầy đủ bộ danh mục TTHC chung áp dụng tại cấp xã và các mẫu đơn, mẫu tờ khai theo quy định của UBND tỉnh tại Quyết định 52/QĐ-UBND và Quyết định 1015/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục thủ tục hành chính được thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã và một số văn bản bổ sung, sửa đổi; bên cạnh tiếp tục rà soát, sắp xếp, đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo quy định. Trong 9 tháng đầu năm bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã tiếp nhận và giải quyết 3.010 hồ sơ, đã xử lý và trả hồ sơ đúng theo quy định; thu phí, lệ phí từ giao dịch: 26.823.000 đồng. 

          6. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng lãng phí.

- Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư:

Trong 9 tháng đầu năm UBND xã đã tổ chức 31 đợt tiếp công dân định kỳ theo kế hoạch, nhưng chỉ có 02 trường hợp liên quan đến thu gom rác thải và VSMT tại chợ Quảng Xuyên, UBND xã đã chỉ đạo xử lý theo quy định. Chỉ đạo bộ phận tiếp công dân xã duy trì nghiêm túc chế độ tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở UBND xã vào thứ 5 hàng tuần để tiếp nhận, xử lý kịp thời các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân. Đã tiếp nhận 23 đơn kiến nghị của công dân.

Trong đó: 22 đơn thuộc lĩnh vực đất đai và NTTS, 01 đơn liên quan đến BTXH. UBND xã đã chỉ đạo giải quyết dứt điểm 15 đơn, 05 đơn đang giải quyết và nằm trong thời hạn giải quyết.

- Công tác phòng, chống tham nhũng:

UBND xã tập trung thực hiện các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng, chú trọng làm tốt công tác công khai minh bạch trong cơ quan, thực hiện công tác kê khai tài sản, thu nhập đối với toàn thể cán bộ, công chức xã đúng theo quy định; tăng cường công tác quản lý ngân sách, đất đai, xây dựng cơ bản.

IV. TỒN TẠI, HẠN CHẾ

Bên cạnh những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội, quốc phong – an ninh trên địa bàn xã 9 tháng đầu năm 2021 vẫn còn những tồn tại, hạn chế sau:

- Công tác huy động các nguồn lực đầu tư cho hạ tầng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn.

- Sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính tự phát nhỏ, lẻ, chưa thực hiện theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Công tác quản lý Nhà nước, phát triển dịch vụ, TTCN và ngành nghề chưa phát huy hết tiềm năng của địa phương. Các thiết chế văn hóa, thể thao ở địa phương vẫn còn thiếu.

- Việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm mặc dù đã được xây dựng ngay từ đầu năm của một số ban ngành vẫn còn chậm, thậm chí kéo dài, hiệu quả còn thấp.

- Công tác quản lý đất đại vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: do giá đất biến động nên tình trạng tranh chấp, lần chiếm đất đai ngày càng nhiều; nhiều diện tích đất trồng cây hàng năm, đât trồng cây lâu năm chưa được cấp giấy CNQSDĐ; trên địa bàn còn 2 khu vực (dọc tỉnh lộ 3 thôn Lộc Sơn và khu vực tuyến đường Jibic thôn Xuân Ổ) chưa được lập thủ tục cấp giấy CNQSDĐ.

- Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 khó kiểm soát và diễn biến phức tạp.

- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là trộm cắp tài sản, đánh nhau và đánh bạc luôn tiềm ẩn.

B. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN ĐẾN

          I.  LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Về phát triển kinh tế, ngành nghề, TTCN, sản xuất nông nghiệp.

1.1. Dịch vụ- Thương mại:

Chỉ đạo Ban Quản lý các chợ tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19; Thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và thu gom, xử lý rác thải hằng ngày theo quy định tại các chợ; Tổ chức triển khai giải pháp QR (mã thông tin phản hồi) cho các chợ, các điểm kinh doanh trên địa bàn để quản lý tình hình di chuyển, truy vết người nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh. Tiếp tục triển khai, kiểm tra việc thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các Chợ, nhà hàng trên địa bàn. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh và UBND huyện.

Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa nhằm đảm bảo cung cầu thị trường, hàng hóa thiết yếu phục vụ người tiêu dùng và ứng phó dịch Covid-19, các sự cố thiên tai bão lụt. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tiêu thụ hàng hóa trong điều kiện xảy ra dịch Covid-19.

Tiếp tục tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương đến đầu tư phát triển các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ở khu vực Diên Đại, Quảng Xuyên; khuyến khích tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ.

1.2. Ngành nghề - TTCN: Tiếp tục đề nghị cấp trên đầu tư vốn khuyến công, khoa học công nghệ để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, mở rộng quy mô hoạt động, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vận động các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ liên kết với nhau nhằm xây dựng, phát triển, đồng thời làm cơ sở đầu mối có vai trò bao tiêu sản phẩm của các hộ sản xuất nhỏ lẻ để cung ứng ra thị trường. Phối hợp với các trung tâm dạy nghề tổ chức đào tạo nghề cho lao động trẻ trên địa bàn xã để tham gia tuyển dụng vào các khu công nghiệp, công ty và xuất khẩu lao động,... nhằm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống; vận động phát triển các ngành nghề truyền thống như: mộc, nề, cơ khí, may mặc, nước đá, nấm rơm,…

1.2. Sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp:

Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi mùa vụ phù hợp với điều kiện tự nhiên, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo nguồn nước tưới tiêu ở các khu vực để mở rộng diện tích lúa vụ Hè Thu để nâng cao sản lượng lúa.

Xây dựng kế hoạch triển khai Đăng ký chuyển đổi đất trông lúa theo Nghị Định 62/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị Định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính Phủ về quản lý và xử dụng đất trồng Lúa. Làm việc với BĐH thôn Xuân Ổ để xây dựng phương án thành lập tổ vệ nông trước khi tổ chức họp dân để triển khai thực hiện.

Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của từng vùng, nhất là diện tích đất trồng lúa bị nhiễm mặn. Thực hiện chuyển đổi diện tích gieo trồng một số cây chính như ớt, rau sạch, cây ăn quả, cải tạo vườn có giá trị hàng hóa cao.

Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, ứng dụng công nghệ sinh học để tăng nhanh sản lượng và chất lượng tổng đàn.

Khai thác tổng hợp vùng đầm phá kết hợp tính đa dạng, khả năng duy trì, tái tạo nguồn lợi thủy, hải sản và bảo vệ môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng đối tượng nuôi trên cùng một đơn vị diện tích; trong đó cần đẩy mạnh mô hình nuôi xen ghép các đối tượng có giá trị kinh tế cao đưa tổng sản lượng NTTS trong năm đạt trên 650 tấn.

Đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng, đảm bảo tốt công tác PCCC; tuyên truyền vận động người dân hạn chế đốt cây bụi vào mùa hè, tránh cháy lan rộng. Tiếp tục đề nghị cấp trên hỗ trợ cây giống để cấp phát cho người dân trồng rừng phân tán để nâng cao độ che phủ, bảo vệ môi trường.

2. Về Công tác quản lý Đất đai và bảo vệ môi trương

Thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai, khai thác hiệu quả hồ sơ, cơ sở dữ liệu địa chính. Tăng cường công tác quản lý toàn diện về tài nguyên, khoáng sản, kịp thời giải quyết, xử lý các hộ vi phạm về lấn chiếm đất đai các loại và xây dựng, khai thác tài nguyên trái phép.

Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, quan tâm nhiều hơn việc cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sinh thái, vừa đáp ứng tốt nhu cầu của hiện tại, đồng thời đảm bảo duy trì tính bền vững cho phát triển của các giai đoạn sau. Đẩy mạnh việc huy động toàn dân tích cực tham gia thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định.

3. Về Đầu tư xây dựng cơ bản- Giao thông

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình chuyển tiếp, công trình mới năm 2021. Tập trung đôn đốc các chủ đầu tư hoàn tất các thủ tục hồ sơ để tiến hành quyết toán dự án hoàn thành. Tăng cường giám sát, kiểm tra chất lượng công trình theo các quy định hiện hành của nhà nước; thực hiện công tác lập các thủ tục theo đúng trình tự,  đảm bảo yêu cầu về chất lượng và thời gian quy định. Tăng cường phối hợp, kiểm tra thực hiện kế hoạch lập lại trật tự công cộng, trật tự đô thị trên địa bàn xã.

          4. Tài chính ngân sách

- Tích cực thu đúng, thu đủ; phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách đã đề ra trong năm 2021. Khẩn trương đề nghị tổ chức đấu giá nhượng quyền sử dụng đất để có kinh phí đầu tư công trình xây dựng cơ bản đã đề ra.

- Thực hiện tốt chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý chặt chẽ chi ngân sách đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và đúng chế độ.

          II. VĂN HÓA - XÃ HỘI

          1. Văn hóa thông tin

  Tập trung cao điểm cho công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19, và tuyên truyền về chính sách pháp luật của nhà nước.

Thành lập Tổ kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa, quảng cáo, rao vặt; trò chơi điện tử năm 2021.

Tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, phối hợp làm hồ sơ công nhận Lầm Phun di tích cấp tỉnh. Chuẩn bị công tác thẩm tra, phúc tra các đơn vị đạt chuẩn văn hóa năm 2021 của UBND huyện. Tăng cường quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình; thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo; công nghệ thông tin; phát thanh; thông tin cơ sở.

          2. Giáo dục – Đào tạo

  Tiếp tục chỉ đạo các trường đảm bảo tốt các điều kiện phòng dịch Covid-19, có đầy đủ các vật dụng thiết yếu như: máy đo thân nhiệt, khẩu trang, nước sát khuẩn, xà phòng rửa tay,…Sắp xếp, bố trí phòng y tế, phòng cách ly hợp lý; rà soát, bổ sung các hồ sơ liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong nhà trường. Thường xuyên đánh giá theo Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học.

Thực hiện có hiệu quả và nâng cao mức độ đạt chuẩn phổ cập giáo dục ở các bậc học và xóa mù chữ.

Thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 1 và triển khai thực hiện đối với lớp 2, lớp 6 trong năm học 2021-2022, chuẩn bị các điều kiện về thiết bị, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 2, lớp 6 và các lớp học kế tiếp.

Tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, thực hiện tốt bếp ăn an toàn. Tiếp tục nâng cao chất lượng trong thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2.

3. Y tế - Dân số

Chủ động trong công tác giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 và các chỉ số nghi ngờ để khống chế và dập tắt nhanh chóng không để dịch lây lan trên diện rộng ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của nhân dân, xã hội hoá công tác phòng chống dịch, đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ về phòng chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống COVID-19, sẵn sàng các phương án ứng phó với tình huống cách ly y tế cơ sở khám chữa bệnh, địa bàn dân cư theo từng cấp độ. Duy trì hoạt động kiểm tra Vệ sinh an toàn Thực phẩm và hành nghề Y Dược tư nhân.

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã trong tình hình dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp, phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn xã và đảm bảo công tác y tế tại các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội hoặc cách ly y tế.

Tổ chức thực hiện và hoàn thành chỉ tiêu các chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia và phòng chống một số bệnh xã hội. Đẩy mạnh công tác tiêm chủng mở rộng phấn đấu trên 99% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, 100% trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi và bà mẹ sau sinh 01 tháng được uống Vitamin A, giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi còn ở mức dưới 7,9%.

Tiếp tục duy trì mức giảm sinh để từng bước ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng dân số, kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thành niên.

          Tăng cường công tác lồng ghép truyền thông dân số để vận động các cặp vợ chồng nằm trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện tốt các biện pháp tránh thai. Tiếp tục phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu DS-KHHGĐ năm 2021. Trong đó chú trọng đẩy mạnh các giải pháp để hạ thấp tỉ lệ sinh con thứ 3.

4. Lao động, chính sách - xã hội

Tiến hành kháo sát, thống kê lực lượng lao động chưa có việc làm, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn xã sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là đối với lao động từ TP HCM và các tỉnh phía nam trở về địa phương do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Căn cứ vào kết quả khảo sát để triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kết nối cung – cầu về lao động, việc làm, bảo đảm cho doanh nghiệp có thể duy trì sản xuất kinh doanh, người lao động có việc làm, có thu nhập, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ lao động thất nghiệp. Đẩy mạnh chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và mạng lưới học nghề, xuất khẩu lao động, trong đó chú trọng nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề.

Triển khai hỗ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid – 19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19”.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác Đền ơn đáp nghĩa”; Tiếp tục triển khai các chương trình, dự án thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo theo hướng bền vững. Triển khai tốt và có hiệu quả các chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo. Tạo điều kiện trong việc tiếp cận các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo thông qua các chính sách an sinh xã hội.

Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội và chính sách an sinh xã hội. Huy động mọi nguồn lực của xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho người có công và thân nhân của người có công với cách mạng. Đồng thời với những biện pháp quyết liệt, bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để “không để ai bị bỏ lại phía sau”, không còn các hộ có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công với cách mạng thuộc hộ nghèo, phấn đấu 100% gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

III. CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG - AN NINH; XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, TƯ PHÁP

1. Quốc phòng

Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực lực lượng nhất là trong thời điểm bùng phát của dịch bệnh Covid-19 và các dịp lễ, các sự kiện chính trị quan trọng. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nắm chắc tình hình địa bàn, giữ vững ANCT-TTATXH trong mọi thời điểm, kịp thời xử trí dứt điểm tình huống, không để bị động bất ngờ xảy ra.

Sẳn sàng huy động lực lượng dân quân tham gia phòng chống dịch khi có lệnh của BCH Quân sự huyện. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng cơ động phòng chống lụt bão, phòng chống thiên tai theo kế hoạch. Triển khai kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2022.

          2. An ninh

Triển khai các phương án, kế hoạch bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị trọng đại, các công trình, mục tiêu quan trọng. Chủ động nắm chắc tình hình địa bàn, giám sát chặt chẽ đối tượng trọng điểm, bảo đảm tốt an ninh nông thôn. Thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh tôn giáo, chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn quan hệ, móc nối, liên kết lực lượng giữa số cực đoan, chống đối trên địa bàn với các đối tượng ngoài địa phương. Đẩy mạnh công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Triển khai tấn công, trấn áp mạnh với các loại tội phạm; phát hiện sơm, triệt phá, không để hình thành băng nhóm tội phạm, các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm trên các lĩnh vực. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, tập trung kiểm tra ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thực hiện có hiệu quả Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân. Tổ chức tuần tra kiểm soát đảm bảo trật tự án toàn giao thông; tuyên truyền pháp luật về giao thông tại các khu dân cư, trường học trên địa bàn. Tăng cường xây dựng và nhân rộng các mô hình đảm bảo ANTT ở thôn, xóm.

3. Công tác xây dựng chính quyền

Thường xuyên rà soát để phân công, phân nhiệm và nâng cao trách nhiệm của các thành viên Ủy ban nhân dân xã và Ban điều hành các thôn; nhất là vai trò người đứng đầu; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước. Thực hiện đúng Luật cán bộ, công chức và quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân xã; các văn bản của Tỉnh và Huyện về việc tăng cường chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính và tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, công chức xã; tiếp tục thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực văn thư, lưu trữ; thi đua -  khen thưởng; thanh niên, trẻ em. Hướng dẫn giúp đỡ các tổ chức cá nhân tôn giáo các thủ tục hành chính về lĩnh vực tôn giáo.

4. Cải cách hành chính

Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại của xã; Kiểm soát chặt chẽ quy trình giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo tính công khai, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình của các bộ phận giải quyết thủ tục hành chính nhằm giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của tổ chức và công dân đảm bảo theo đúng thời gian quy định. Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số cải cách hành chính của xã. Tổ chức khảo sát lấy ý kiến mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cải cách hành chính nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

5. Công tác Tư pháp, Hộ tich

Tiếp tục thực hiện tốt công tác chứng thực theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính Phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch và Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chúng thực hợp đồng giao dịch. Tiếp tục thực hiện tốt Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

Nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật theo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm, chú trọng đến các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

6. Công tác tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng

Phát huy công tác tiếp dân, thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân, bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức đảm nhiệm công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư.

Giải quyết dứt điểm, kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh mới phát sinh. Triển khai công tác kê khai minh bạch tài sản, thu nhập năm 2021 theo đúng quy định.

7. Công tác PCTT&TKCN

Triển khai phương hướng, nhiệm vụ PCTT-TKCN năm 2021 từ xã đến thôn, sẵn sàng đối phó có hiệu quả với mọi diễn biến thời tiết. Chủ động triển khai tốt phương án, biện pháp phòng chống thiên tai, tìm cứu nạn đã đề ra. Chú trọng kiểm tra việc chuẩn bị kế hoạch, phương án di dời dân, phương tiện, lực lượng phòng chống và tìm kiếm cứu nạn ở từng thôn xóm, cụm dân cư để chủ động phòng, tránh có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Bố trí ngân sách để mua sắm các nhu yếu phẩm phục vụ công tác PCTT có thể xảy ra.

IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, KINH DOANH TRONG VÀ SAU THỜI KỲ DỊCH BỆNH COVID-19 TRONG 3 THÁNG CUỐI NĂM 2021

Tiếp tục vận động Hộ kinh doanh, doanh ngiệp đảm bảo an toàn phòng chống dịch cho người lao trong khi sản xuất kinh doanh.

Trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra khuyến khích những nhà kinh doanh thực hiện sử dụng các dịch vụ chuyển phát, giao hàng tận nhà, hạn chế tụ tập đông người.

Có những giải pháp để chuẩn bị cho thời điểm sau khi dịch đi qua, ưu tiên trước mắt đối với ngành dịch vụ du lịch, thương mại, vận tải…

Triển khai các chương trình về kích cầu nâng cao chất lượng, tạo thêm các dịch vụ mới và giảm giá nhiều dịch vụ. Tổ chức chương trình khuyến mãi nhằm bình ổn và kích cầu thị trường.

Triển khai đồng bộ các giải pháp để kiểm soát tốt thị trường, không để xảy ra những biến động lớn, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Kiểm soát chặt chẽ đối với các thông tin về Covid-19, kịp thời xử lý những luồng thông tin xấu, sai lệch về tình hình diễn biến của dịch bệnh cũng như việc nâng giá của các mặt hàng thiết yếu nhằm trục lợi.



([1]) Toàn xã có: 1 cây xăng; 6 cơ sở bán phân bón và thuốc BVTV; 27 dịch vụ thầu xây dựng; 28 quán cà phê giải khát; 57 quan ăn; 6 cơ sở kinh doanh gas; 47 quán tập hóa các loại; 10 chiếc xe mốc, ủi chuyên làm san lấp mặt bằng; 8 cơ sở bán thuốc tây; 8 karaoke; 17 cơ sở bán thức ăn thủy sản và gia xúc …

([2])  Tổng số tiểu thương kinh doanh buôn bán ở các chợ trên địa bàn xã là 204 người. Trong đó: Chợ Diên Đại 96 người; chợ Quảng Xuyên 89 người và chợ Thủy Diện 19 người.

([3]) Toàn xã có: 01 công ty may; 11 cơ sở đúc ba lô; 16 cơ sở nhôm kính; 11 cơ sở cơ khí; 18 cở sở xay sát; 11 cơ sở mộc dân dụng; 5 cơ sở sản xuất mì ổ; 18 cơ sở sửa xe máy; 01 cơ sở sản xuất nước lọc; 162 vòm nấm rơm; 1.047 công nhân may và ngành nghề khác lao động trong tỉnh.

([4]) Có 1 trang trại gà đẻ trứng cho ra thị trường hơn 3000 quả trứng/ ngày; 01 gia trại nuôi yến; 27 gia trại nuôi gia súc, gia cầm Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn xã ước khoảng: 56.250 con (Trong đó: Trâu + bò: 763 con; lợn 620 con; gia cầm: 55.000 con).

.

([5]) Trong đó: thôn Ba Lăng: 5 con.  (đợt 1; 3 con. đợt 2 : 2 con). thôn Quảng Xuyên: 11con. (đợt 1; 6 con, đợt 2: 5 con). thôn Xuân Ổ: 8 con. (đợt 1; 4 con, đợt 2: 4 con). thôn Diên Đại: 3 con. (đợt 1: 3 con). thôn Lộc Sơn: 3 con. (đợt 1: 2 con; đợt 2: 1 con). 

([6]) Trong đó: Thuế khu vực ngoài QD: 433 triệu đồng; thuế thu nhập cá nhân hộ cá thể: 145 triệu đồng; lệ phí trước bạ: 253 triệu đồng; thu cấp QSDĐ: 5.684 triệu đồng; phí lệ phí: 49 triệu đồng; thu quỹ đất công, HLCS, sự nghiệp: 293 triệu đồng; thu khác tại xã: 208 triệu đồng; thu chuyển nguồn: 2.951 triệu đồng. 

([7]) Hộ bà Đặng Thị Đáng ở thôn Quảng Xuyên; hộ ông Nguyễn Cửu Khánh ở thôn Ba Lăng.

([8]) Hộ bà Đặng Thị Thòa ở thôn Quảng Xuyên.

([9]) Ông Nguyễn Thiện Huy, thửa đất 122, tờ bản đồ 19, diện tích chuyển đổi mục đích là 200m2.; Ông Đinh Viết Thà, thửa đất 376, tờ bản đồ 21, diện tích chuyển đổi mục đích là 300m2.; Ông Phan Trường Quân, thửa đất 1125, tờ bản đồ 14, diện tích chuyển đổi mục đích là 174,4m2.; Ông Phan Trường Lục, thửa đất 1124, tờ bản đồ 14, diện tích chuyển đổi mục đích là 100m2; bà Nguyễn Thị Hồng Lan, thửa đất số 1131, tờ bản đồ số 14, diện tích chuyển đổi mục đích là 213m2.

([10]) Trong đó bao gồm: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 20 hồ sơ; Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 44 hồ sơ; Đính chính: 34 hồ sơ; Gia hạn: 21 hồ sơ; Đăng ký biến động: 99 hồ sơ.

 

([11]) Trong đó: Ba Lăng 414 hộ/ 1.696 nhân khẩu; Quảng Xuyên 598 hộ/ 2.513 nhân khẩu; Xuân Ổ 633 hộ/ 2.600 nhân khẩu; Thủy Diện 220 hộ/ 985 nhân khẩu; Diên Đại 279 hộ/ 1.196 nhân khẩu; Lộc Sơn 227 hộ/ 1.067 nhân khẩu.

([12]) Trong đó: DCTC : 50/72 đạt tỷ lệ : 69,44% ; Triệt sản : 2/3 đạt tỷ lệ : 66,66%; Thuốc cấy: 3/3 Đạt tỷ lệ 100%; Thuốc tiêm: 3/16 đạt tỷ lệ: 18,75%; Thuốc uống: 79/81 đạt tỷ lệ: 97,63% ; BCS: 191/170 đạt tỷ lệ 112,3%.

([13]) Trong đó: Công an 01 thanh niên; Biên phòng tỉnh: 02 thanh niên; Sư đoàn 324: 04 thanh niên; Sư đoàn 968: 04 thanh niên.

([14]) Trong đó: Hộ tịch: 802 trường hợp(Đăng ký khai sinh: 656 trường hợp; Đăng ký khai tử: 112 trường hợp; Đăng ký kết hôn: 33 trường hợp; Xác nhận tình trạng hôn nhân: 94 trường hợp; Đăng ký giám hộ: 01 trường hợp). Tư pháp: 2.186 trường hợp (Chứng thực bản sao từ bản chính: 1.649 trường hợp, Chứng thực hợp đồng giao dịch: 123 trường hợp, Chứng thực chữ ký: 414 trường hợp).

 

Thực hiện Nghị quyết số 12 - NQ/ĐU ngày 29 tháng 12 năm 2020 của Đảng ủy về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; UBND xã ban hành Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 06/01/2021 về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. UBND xã đã điều hành các ban ngành, các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện. Kết quả tình hình kinh tế- xã hội của xã trong 9 tháng đầu năm 2021 như sau:

 

A. TÌNH HÌNH KT - XH 9 tháng đầu năm 2021

Các chỉ tiêu chủ yếu

 

TT

Chỉ số

Đơn vị tính

Kế hoạch năm 2021

TH

9 tháng năm 2021

Ước TH năm 2021

So sánh (%)

9 tháng/ KH năm 2021

Ước TH năm 2021

1

Giá trị sản xuất thực tế

Tỷ đồng

493,7

461,1

419,1

93

105

 

- Nông, lâm, ngư nghiệp

Tỷ đồng

194,2

157,5

166,2

81,1

85,6

 

- TTCN, ngành nghề và xây dựng

Tỷ đồng

157,6

157,7

180,3

100,1

114,4

 

- Dịch vụ

Tỷ đồng

141,9

145,7

172,6

102,7

121,7

2

Tổng sản lượng lương thực có hạt

Tấn

2.900

3.471

3.471

119,6

119,6

3

Tổng sản lượng đánh bắt và NTTS

Tấn

800

736,8

768,6

92,1

96

 

- Đánh bắt TN

Tấn

150

153,5

159,4

102,3

106,2

- NTTS

Tấn

650

583,3

609,2

89,7

106,2

4

Tổng thu nhập bình quân đầu người

Triệu đồng

50

-

48,9

-

97,8

5

Tổng vốn đầu tư xã hội tăng thêm

Tỷ đồng

60

59,2

61,9

98,7

103

6

Tổng thu ngân sách

Triệu đồng

7.671

15.699

17.323

204,6

225,8

7

Tổng chi ngân sách

Triệu đồng

7.671

3.239

7.671

42,2

100

TT

Chỉ số

Đơn vị tính

Kế hoạch năm 2021

TH

9 tháng năm 2021

Ước TH năm 2021

So sánh (%)

9 tháng/ KH năm 2021

Ước TH năm 2021

8

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD

%

8,5

8,54

8,5

90,2

100

9

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ

%

0,5-1

-

1,05

-

100

10

Tỷ lệ hộ nghèo

%

6,12

5,99

5,62

26

100

11

Tạo việc làm mới

340

298

340

87,6

100

12

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

64

63,2

63,5

98,7

99,2

13

Tỷ lệ dùng nước máy

%

94

94

94

100

100

14

Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải

%

86

95

96

110,4

111,6

 

 

I. KINH TẾ

1. Dịch vụ

Các hoạt động dịch vụ, thương mại tiếp tục duy trì phát triển, nhu cầu mua sắm hàng hóa tăng cao vào dịp tết, lễ. Các loại hình dịch vụ phát triển về quy mô, số lượng và nhiều loại hình kinh doanh([1]); các chợ vẫn duy trì hoạt động kinh doanh, các tiểu thương([2]) đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh buôn bán nhằm thu hút người mua. Bên cạnh đó, do đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển và đầu tư của ngành Dịch vụ, thương mai trên địa bàn xã. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 145,7 tỷ đồng, đạt 102,7% kế hoạch năm 2021, ước thực hiện đến cuối năm 2021 đạt 172,6 tỷ đồng, đạt 121,7%, tăng 52,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020, chiểm tỷ trọng 33,2% tổng giá trị sản xuất thực tế.

2. Tiểu thủ công nghiệp- Xây dựng

Cơ cấu ngành nghề trong nông thôn có những thay đổi đáng kể và phát triển đa dạng. Các ngành nghề mộc, nề, gò hàn, nấm rơm, may mặc và lao động ở các khu công nghiệp, lao động phổ thông.v.v. vẫn duy trì phát triển([3]).

Trong 9 tháng đầu năm 2021 tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn xã 59,2 tỷ đồng (trong đó: Ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng: 8,95 tỷ đồng, ngân sách nhâ dân đầu tư xây dựng: 50,25 tỷ đồng).

Do đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp- xây dựng; tổng giá trị sản xuất TTCN- xây dựng trong 9 tháng ước đạt 157,7 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch năm 2021, ước thực hiện cuối đến cuối năm 2021 đạt 180,3 tỷ đồng, đạt 114,4 %, tăng 40,8 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020, chiểm tỷ trọng 34,7% tổng giá trị sản xuất thực tế.

3. Nông nghiệp

2.1. Trồng lúa: Tổng diện tích gieo cấy lúa vụ Đông Xuân: 323,7 ha, năng suất bình quân đạt 63,27 tạ/ha; tổng sản lượng đạt 2.048 tấn.

Vụ Hè thu năm 2021 trên địa bàn xã gieo sạ với diện tích 250,6 ha năng suất bình quân đạt 56,8 tạ/ha; tổng sản lượng đạt: 1.423,4 tấn.

Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 3.471 tấn, đạt 120% kế hoạch năm 2021, ước giá trị kinh tế đạt: 22,87 tỷ đồng.

2.2. Trồng màu: Vụ Đông Xuân năm 2020-2021 tình hình sản xuất hoa màu trên địa bàn xã có xu hướng giảm do thời tiết rét đậm, rét hại và lực lượng lao động ngày càng giảm nên khó khăn sản xuất cho người dân. Tổng diện tích trồng kể cả xen canh gối vụ đạt khoảng 95,7 ha. Vùng trạng Quảng Xuyên, Ba Lăng hiện nay diện tích người dân không đưa vào sản xuất ngày càng nhiều, đây là vùng sản xuất hoa màu trọng điểm trước đây của xã. Tổng diện tích trồng dưa hấu toàn xã là 21ha, tập trung vùng Xuân Ổ và Diên Đại, đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

Tổng diện tích trồng sen toàn xã là 4,8 ha tập trung trồng ở Lộc Sơn và Ba Lăng, đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

2.3. Chăn nuôi, thú y: Ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Hình thành các mô hình chăn nuôi theo hương trang trại, gia trại hoạt động có hiệu quả([4]). Triển khai kế hoạch tiêm phòng dại chó năm 2021; tỷ lệ tiêm phòng đạt 76,5% kế hoạch đã đề ra, nguyên nhân kế hoạch đưa ra cao trong khi hiện nay lượng chó nuôi trên địa bàn giảm mạnh. Triển khai Kế hoạch tiêu độc khử trùng trâu bò và rà soát tổng đàn trâu bò trên địa để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò, qua rà soát tổng đàn trâu bò trên địa bàn xã là 763 con/130 hộ nuôi; trong đó trâu: 302 con/56 hộ; Bò 461 con/74 hộ. Tỷ lệ tiêm phòng đạt 100% kế hoạch đã đề ra, tiếp tục triển khai tiêm bổ sung; 13 con bò nhiễm bệnh đã được điều trị lành bệnh; công tác tiêm phòng vụ thu được triển khai theo kế hoạch đã đề ra.

2.4. Nuôi trồng thủy sản:

- Tổng diện tích NTTS: 675,6 ha. Trong đó: Cao triều: 245,2 ha;  Hạ triều: 95,8 ha; Chắn sáo: 334,6 ha.

Tình hình NTTS năm 2021 trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn, kinh phí đầu tư ban đầu cao do phải khắc phục thiên tai bão lũ năm 2020; môi trường đầm phá không đảm bảo, tình hình dịch bệnh ở Tôm thường xuyên xảy ra, giống cá Kình, cá Dìa không trôi; dịch Covid-19 bùng phát nên ảnh hưởng rất lớn cho người dân NTTS, nhất giá cả hạ và thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.

- Tổng sản lượng đánh bắt và NTTS: 728 tấn; trong đó: NTTS: 583,3 tấn, đánh bắt tự nhiên: 145,2 tấn. Ước thực hiện đến cuối năm đạt 774,6 tấn đạt 96,8% kế hoạch năm 2021 (Trong đó: Đánh bắt tự nhiện: 151,1 tấn; NTTS: 623,5 tấn). Tổng giá trị kinh tế từ đánh bắt và NTTS năm 2021 ướt đạt: 105,5 tỷ đồng.

- Nuôi cá lồng nước lợ: 10 lồng chủ yếu ở thôn Lê Bình.

          - Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản: Dự án thích ứng và biến đổi khí hậu đã hỗ trợ 8 vạn tôm Sú và 2.500 Cua thả giống tại khu bảo vệ Vũng Điện.

- Về tình hình ươm giống: tranh thủ thời tiết nắng ấm đầu năm, có độ mặn nhân dân khẩn trương cải tạo ao hồ để ươm giống đặt biệt là Tôm, Cua để cung cấp ra vùng nuôi chắn sáo và các vùng khác, diện tích ươm toàn xã khoản 45 ha chủ yếu vùng nuôi Thuỷ Diện, Xuân Ổ và Diên Đại. Vùng nuôi chắn sáo bà con đã xuống vụ thả nuôi 100% diện tích, tuy nhiên nguồn giống hiện nay gặp khó khăn như Tôm, Cua ươm sẵn không đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân.

2.5. Lâm nghiệp: Xây dựng Phương án PCCC rừng năm 2021, tuyên truyền người dân chủ động trong công tác PCCC và bảo vệ rừng; UBND huyện hỗ trợ 2.500 cây keo, UBND xã bố trí cho chi hội nông dân thôn Lộc Sơn trồng tại khu vực giáp ranh xã Phú Hồ;

Phối hợp với dự án FMCR triển khai dự án trồng rừng ngập mặn tại Thôn Xuân Ổ và Quảng Xuyên; trồng cây bản địa tại thôn Ba Lăng, Quảng Xuyên và trồng cây phân tán tại khu vực Diên Đại.

2.6. Về các Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc CTMTQG giảm nghèo:

- Về Dự án nuôi Bò sinh sản, hỗ trợ 02 đợt với số lượng 30 con Bò([5]); đợt 01 với số lượng 18 con, đợt 02 với số lượng 12 con, UBND xã đã cung cấp hỗ trợ đủ 30 con cho nhân dân.

- Về các Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong năm 2021: UBND huyện bố trí 02 mô hình; mô hình trồng rau đắng tại vùng đất nhiễm mặn và mô hình dẫn dụ sinh học (dẫn dụ côn trùng để tiêu diệt), UBND xã mời BĐH các thôn và các Đoàn thể ở xã để họp thống nhất chọn vùng và chọn hộ thực hiện mô hình trồng râu đắng chọn thôn Xuân Ổ, Quảng Xuyên; mô hình dẫn dụ sinh học chọn thôn Quảng Xuyên và Ba Lăng, hiện nay đã triển khai đến với các hộ đăng ký. Vụ Đông Xuân 2020-2021, UBND xã liên hệ với Công ty giống ở miền Nam để mua giống lúa nhiễm mặn OM để trồng thử nghiệm tại Phú Xuân với diện tích 04 sào, UBND xã chọn trồng thử nghiệm tại vùng đất nhiễm mặn tại thôn Xuân Ổ và Quảng Xuyên cho năng suất cao với năng suất bình quân đạt 75 tạ/ha.

Tổng giá trị sản xuất Nông nghiệp 9 tháng đầu năm đạt 157,5 tỷ đồng, đạt 81,1% kế hoạch năm 2021; ước thực hiện đến cuối năm 2021 đạt 166,2 tỷ đồng giảm 23,7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020, chiểm tỷ trọng 32% tổng giá trị sản xuất thực tế.

2.7. Về công tác chỉ đạo HTX nông nghiệp Lộc Sơn

UBND xã đã nhiều lần làm việc với Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp Lộc Sơn để chuẩn bị cho công tác Đại hội thành viên HTX; đã chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng quản trị chuẩn bị văn kiện Đại hội và nhân sự Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới; nhưng do tình hình dịch Covid-19 nên vẫn chưa đại hội được.

4. Xây dựng cơ bản và phát triển nông thôn

4.1. Xây dựng cơ bản:

Đang tiến hành thi công 5 công trình với tổng kinh phí đầu tư: 6,8 tỷ đồng.

1. Công trình nạo vét mương NTTS, kinh phí đầu tư: 500 triệu đồng.

2. Nâng cấp tuyến đường trục chính Diên Đại – Xuân Ổ (giai đoạn 2), kinh phí đầu tư: 3 tỷ đồng.

3. Công trình lối đi nội bộ và nhà vệ sinh của giáo viên trường THCS Phú Xuân, kinh phí đầu tư: 1,1 tỷ đồng.

4. Công trình chống xuống cấp tường rào và cổng trường TH Phú Xuân 1, kinh phí đầu tư: 1,2 tỷ đồng.

5. Công trình chống xuống cấp tường rào và nhà vệ sinh học sinh và giáo viên, kinh phí đầu tư: 1 tỷ đồng.

4.2. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

Từ đầu năm UBND xã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Phú Xuân năm 2021; hiện UBND xã đang tập trung chỉ đạo thực hiện đầu tư xây dựng công trình kênh mương và nâng cấp sửa chữa chợ Quảng Xuyên, để phấn đấu trong năm thực hiện hoàn thành từ 1-2 tiêu chí.

5. Tài chính ngân sách

- Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm 2021 (không tính thu bổ sung ngân sách cấp trên): 15.699 triệu đồng([6]), đạt 204,6% kế hoạch HĐND xã giao.

- Tổng chi ngân sách xã 9 tháng đầu năm 2021: 3.239 triệu đồng đạt 42% kế hoạch năm 2021, trong đó: Chi đầu tư phát triển: 0,325 tỷ đồng, đạt 9% kế hoạch; chi thường xuyên: 2,87 tỷ đồng, đạt 69% kế hoạch.

6. Công tác Tài nguyên- Môi trường

6.1. Công tác quản lý đất đai:

    - Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Hoàn thiện hồ sơ giải phóng mặt bằng khu quy hoạch đất ở Diên Đại và Xuân Ổ với số lượng 25 lô; phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất tổ chức đấu được 15 lô ở khu quy hoạch Xuân Ổ với tổng số tiền là: 15.756.460.000đ (Mười lăm tỷ bảy trăm sáu mươi lăm triệu bốn trăm sáu mươi ngàn đông), hiện nay các cá nhân đấu trúng đã nộp đủ số tiền.

- Công tác giao đất: Hội đồng xét duyệt cấp đất của xã đã xét duyệt và lập hồ sơ giao đất cho 02 hộ thuộc đối tượng hộ nghèo([7]) và 01 hộ thuộc đối tượng chính sách([8]).

Đang hoàn thiện 3 hồ sơ thuộc hộ nghèo ở thôn Quảng Xuyên để đề nghị xét duyệt xin giao đất ở.

- Chuyển mục đích sử dụng đất: Trong 9 tháng đã lập hồ sơ đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho 4 trường hợp([9]) với tổng diện tích: 987,4m2.

- Tình hình đăng ký đất đai: Tình hình cấp giấy chứng nhận và cấp đổi, đính chính, đăng ký biến động là 218 hồ sơ([10]), tất cả điều tiến hành số hóa 100%.

6.2. Về môi trường:

- Triển khai kế hoạch vệ sinh môi trường mừng Đảng, mừng xuân Tân Sửu 2021; Đôn đốc các thôn và Công ty dịch vụ thu gom rác thải tăng cường tần suất vận chuyển, xử lý rác thải đảm bảo không để tồn đọng gây mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường trước, trong và sau tết Tân Sửu; bên cạnh đó đã triển khai thực hiện tốt đề án “Ngày chủ nhật xanh”.

- UBND xã hợp đồng với Công ty Hằng Trung thu gom rác thải với tổng kinh phí 818.000.000 đồng/ năm; xoá điểm trung chuyển rác tại thôn Diên Đại; lên lịch thu gom rác trên địa bàn xã, đồng thời thống báo rộng rãi cho nhân dân biết; hiện nay tỷ lệ thu gom rác trên địa bàn xã đạt 95%.

- Công trình nạo vét kênh mương phục NTTS và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã đã được triển khai.

- Về công tác thu phí VSMT đã thu đến tháng 8/2021, tỷ lệ thu đạt trên 80%.

- Công tác thu hồi Fomosa hiện nay đã thu hồi được: 1.218.710.000 đồng, số tiền còn lại phải thu hồi: 98.790.000 đồng/15 đối tượng (có 01 đối tượng chết); tỷ lệ thu đạt 92,46%.

II. VĂN HÓA- XÃ HỘI

1. Về Giáo dục – Đào tạo

Trong 9 tháng đầu năm 2021, Ngành giáo dục đã tiếp tục triển khai các nội dung của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được thực hiện có hiệu quả; về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và bồi dưỡng giáo viên được ngành đặc biệt quan tâm. Công tác truyền thông được đẩy mạnh, tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân, xã hội và đội ngũ nhà giáo.

Các trường thực hiện nghiêm túc và hoàn thành chương trình dạy học theo Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 24/8/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học 2020-2021 theo kế hoạch Phòng GD&ĐT huyện đề ra. Chất lượng giáo dục được nâng cao, cảnh quang môi trường được chú trọng, đặc biệt thực hiện có hiệu quả phong trào  “Ngày chủ nhật xanh”; đảm bảo công tác vệ sinh phòng dịch Covid-19.

Kết quả năm học 2020-2021:

* Về Chất lượng đại trà:

+ Có 191/191 cháu được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chường trình bậc mầm non.

+ 100% học sinh (kể cả 2 trường) hoàn thành chương trình bậc tiểu học.

+ 100% học sinh tốt nghiệp THCS.

Công tác Phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được giữ vững mức độ II và đạt chỉ tiêu với Kế hoạch đề ra (PCGD Tiểu học mức độ III, PCGD THCS mức độ III)

* Về Chất lượng mũi nhọn: Ở cấp THCS có 57 học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện. Cấp Tiểu học có 21 học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi huyện và nhiều giải khác.

Bước vào năm học mới 2021-2022, do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên các trường tổ chức khai giảng và tổ chức học tập thông qua trực tuyên. Sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát, thực hiện chỉ đạo của cấp trên và địa phương, các đơn vị trường học đã hoàn tất các bước phòng, chống dịch để sẵn sàng đón học sinh trở lại trường học từ ngày 20/9/2021. Hiện nay tình hình dạy và học các trường cơ bản ổn định, trường Mầm Non đã tổ chức học bán trú.

2. Văn hóa- xã hội

2.1. Văn hóa - Thông tin và truyền thanh: Thực hiện trang hoàn pano, băng rôn, cờ để chào mừng ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế, Tết cổ truyền dân tộc Tân Sửu 2021 và đặc biệt tuyên truyền công tác bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HDND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Tập trung tuyên truyền về các văn bản, các hướng dẫn của cấp trên về phòng, chống Covid-19 trên hệ thống truyền thanh của xã; đồng thời mời các tổ chức tôn giáo và các cơ sở kinh doanh đến cám kết trong phòng chống dịch Covid-19.

- Đã ban hành kế hoạch phong trào “TDĐKXDĐSVH” năm 2021; Kế hoạch Chương trình phát triển nguồn nhân lực; Kế hoạch Đào tạo nghề, GQVL và XKLĐ năm 2021. Tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch Đào tạo nghề, tạo việc làm mới và XKLĐ. Công tác tạo việc làm mới 9 tháng đầu năm đạt: 298 người, XKLĐ thị trường Nhật Bản là 08 người, đào tạo nghề 76 người.

- Tổ chức kiểm tra và thực hiện ký cam kết đối với những hộ kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng trong dịp Tết Tân Sửu năm 2021.

- Chỉ đạo bộ phận văn hóa xã hội tổng hợp và chi trả kinh phí hỗ trợ đợt III cho 05 lao động khó khăn do dịch Covid-19.

- Tổ chức khảo sát thực địa hiện trạng Lùm Phun tiếp theo để hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng Khoa học tỉnh, theo lịch làm việc của Sở Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Bảo tàng Lịch sử tỉnh vào ngày 14/9/2021.

2.2. An sinh xã hội: Thực hiện chi trả đúng và đủ các chế độ đối với người có công với cách mạng và các đối tượng bảo trợ xã hội. Tổng số tiền chi trả các đối tượng đến tháng 9/2021 là 2.509,9 triệu đồng/186 đối tượng.

Giải quyết liên thông lĩnh vực người có công và chế độ BTXH 68 hồ sơ.

Nhân dịp tết Nguyên đáng và lễ 27/7, UBND xã đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà của Chủ tịch nước, quà lãnh đạo Tỉnh, quà của các tổ chức, cá nhân cho các đối tượng chính sách có công, đối tượng BTXH, hộ nghèo trên địa bàn xã, gồm quà của Chủ tịch nước tặng: 274,5 triệu đồng/ 896 suất, quà Tỉnh tặng: 263,5 triệu đồng/ 710 suất, quà huyện tặng 12,5 triệu đồng/ 25 suất.

Đã chỉ đạo Hội đồng xét duyệt, xác định mức độ khuyết tật của xã họp xét duyệt thông qua 22 hồ sơ, có 15 hồ sơ đủ điều kiện; trong đó: có 03 hồ sơ khuyết tật đặc biệt nặng, 12 hồ sơ khuyết tật nặng.

Tiến hành rà soát, bổ sung đồng thời cấp phát  6.343 thẻ BHYT DK cho người dân sống trên địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.

Chỉ đạo bộ phân VHXH tiến hành chi trả tiền thoái thu BHYT hộ gia đình cho  đợt 2 đợt: 594.883.449 đồng, trong đó: đợt 1 là 3.391 thẻ/545.559.030 đồng; đợt 2 là 49.324.419 đồng.

Tổ chức điều tra rà soát đối tượng khuyết tật trên địa bàn xã là 131 người.

3. Y tế

3.1. Công tác phòng chống dịch COVID-19

Đã triển khai thực hiện công văn chỉ đạo về công tác phòng chống dịch của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở y tế, UBND huyện và BCĐ phòng chống dịch COVID-19 huyện. Ban hành các văn bản, kế hoạch, quyết định về phòng chống dịch bệnh, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã, phòng chống dịch bệnh ở người. Xây dựng các phương án nâng cao cấp độ phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn xã phù hợp với tình hình thực tế. Thực hiện giám sát, phát hiện, xử lý ca bệnh kịp thời. Tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh. Thực hiện Công điện số 1102/CĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dich Covid-19 trên toàn quốc, UBND xã đã thành lập Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 và ban hành quy chế hoạt động của Trung tâm chỉ huy.

- Triển khai đón tiếp công dân về địa phương đến khai báo y tế và giám sát, theo dõi công dân về các thôn lưu trú:

* Đợt I/2021: giám sát 1.131 trường hợp từ các tỉnh về địa phương.

+ Tham mưu BCĐ ra QĐ cách ly  tại nhà: 7 trường hợp.

+ Theo dõi hoàn thành cách ly tập trung: 9 trường hợp.

+ Lấy mẫu Xét nghiệm 56 mẫu.

* Đợt II/2021: từ 27/4/2021 đến ngày 20/9/2021 về địa phương khai báo y tế: 458 công dân.

+ Giám sát, theo dõi hoàn thành cách ly tập trung từ các T của tỉnh về: 183 lượt; qua xét nghiệp PCR phát hiện 09 công dân F0 sau giám sát 07 ngày, hiện có 07 công dân đã điều trị khỏi, 02 công dân đang điều trị ở bệnh viện tỉnh.

+ Phát hiện 12 trường hợp F1 trên địa bàn, chuyển cách ly tập trung nay đã có 09 công dân hoàn thành cách ly, hoàn thành theo dõi, 02 công đang còn cách ly tập trung, 01 tiến triển thành F0.

+ Tram y tế tham mưu UBND xã ra Quyết định cách ly tại nhà: 147 công dân, 28 công dân về từ vùng dịch, 119 công dân liên quan tiếp xúc với F1 khác.

+ Lấy mẫu xét nghiệm đến ngày 28/9/2021: 1042 mẫu, Test nhanh 476 trường hợp.

+ Tiêm Vaccin: Mũi 1: 312 người; Mũi 2: 131 người.

+ Phun hóa chất xử lý môi trường ở những nơi tập trung đông người như các chợ và các cơ quan các điểm bầu cử trên địa bàn, các hộ gia đình có công dân F0, F1,

- Công tác triển khai thành lập khung cách ly của xã:

Thực hiện theo Kế hoạch số 242/KH-UBND ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tiếp nhận công dân bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 trở về từ thành phố Hồ Chí Minh, UBND xã đã triển khai kế hoạch gấp rút lấy cơ sở Trường Mầm non xã để làm khung cách ly của xã, mua sắm trang thiệt bị để sẳn sàng đón công dân theo kế hoạch. Ngày 02/8/2021 khung cách ly của xã đã tiếp đón 35 công dân trở về từ thành phố Hồ Chí Minh và cách ly 21 ngày tại xã, đến ngày 23/8/2021 đã hoàn thành công tác cách ly và hoàn trả lại cơ sở vật chất cho trường Mầm non.

3.2. Công tác khám chữa bệnh và công tác dân số KHHGĐ

- Công tác khám chữa bệnh: 9 tháng đầu năm trạm Y tế đã tiếp nhận khám và điều trị cho 4.295 lượt người và luôn đảm bảo đủ thuốc cho công tác khám chữa bệnh.

- Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi suy dinh dưỡng 9 tháng đầu năm đạt 8,54% giảm 0,37% so với cùng kỳ năm 2020.

- Công tác DS-KHHGĐ:

Hiện nay toàn xã có 2.371 hộ/10.057 nhân khẩu([11]). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 9 tháng đầu năm là 11,05%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 12%, giảm 1,22% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số các biện pháp KHHGĐ: 328/345 đạt tỷ lệ: 95,07% đảm bảo theo kế hoạch đề ra([12]).

Công tác VSATTP được chú trọng tuyên truyền, thường xuyên rà soát các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm để quản lý. Đã kiểm tra VSATTP 2 đợt vào dịp Tết Nguyên đán, các cơ sở được kiểm tra được nhắc nhở và chấn chỉnh. Tiến hành giám sát bữa ăn đông người 38 lượt trong 9 tháng.

III. QUỐC PHÒNG – AN NINH VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN

1. Quốc phòng

          Ngay từ đầu năm, BCH Quân sự xã đã tham mưu Hội đồng NVQS xã phân công các thành viên trong Hội đồng NVQS xã và các ban ngành, đoàn thể phụ trách từng thanh niên trên địa bàn, phối hợp Ban điều hành các thôn để nắm tâm tư tình cảm, nguyện vọng từng thanh niên, đảm bảo công tác đưa thanh niên lên đường nhập ngũ. Năm 2021 xã Phú Xuân lên đường làm nhiệm vụ Quân sự và nghĩa vụ Công an 11 thanh niên được phân thành 4 đơn vị([13]), tăng 02 thanh niên so với năm 2020.

UBND xã đã chỉ đạo BCHQS xã tiến hành mời những thanh niên chống lệnh khám NVQS năm 2021 làm việc, lập biên bản vi phạm hành chính và UBND xã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu 1 thanh niên với số tiền 1.500.000 đồng.

Đã triển khai công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đâu đối với công dân độ tuổi 17 đạt 64 trường hợp.

          Hội đồng chính sách xã xét 1 hồ sơ theo quyết định 62 đủ tiêu chuẩn và đã hoàn tất thủ tục gửi lên cấp trên theo quy định.

          Thương xuyên xây dựng kế hoạch trực cơ quan và chế độ trực SSCĐ. Duy trì phối hợp với Công an xã tổ chức tuần tra mật phục vào các ngày lễ, tết, ngày cao điểm trên địa bàn.

Thực hiện theo Chỉ lệnh của cấp trên. UBND xã chỉ đạo Xã đội tham mưu triển khai lập Khung cách ly T xã đã đi vào hoạt động, đã đón 35 công dân ở các huyện về để cách ly tập trung, thời gian 21 ngày, đến nay đã hoàn thành. Đồng thời, đã phối hợp với Ban CA xã, các đồng chí là cán bộ công chức, bán chuyên trách trực chốt 24/24h tại thôn Ba Lăng để phòng chống dịch Covid-19.

    2. An ninh

- Tình hình ANCT - TTATXH trong 9 tháng đầu năm trên địa bàn xã cơ bản được giữ vững. Xảy ra 01 vụ/10 đối tượng phạm pháp hình sự về hành vi đánh bạc; vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATXH xảy ra 3 vụ/14 đối tượng và đã ra Quyết định xử phạt VPHC với số tiền 14.000.000 đồng, tịch thu sung vào công quỷ số tiền 9.250.000 đồng.

- Triển khai các biện pháp nắm tình hình ANTT, trong đó tập trung nắm tình hình ANTG, ANNT và các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai trên địa bàn xã.

- Thực hiện kế hoạch mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo ANTT trên địa bàn trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. UBND xã chỉ đạo Công an xã phối hợp với BCH Quân sự xã huy động CBCS tuần tra khép kín địa bàn để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

+ Đã tổ chức gọi hỏi, răn đe, giáo dục, yêu cầu viết cam đoan, cam kết không thực hiện hành vi phạm tội đối với các đối tượng không nghề nghiệp ổn định, có thái đồ côn đồ, nghi vấn sử dụng trái phép chất ma túy. Gọi hỏi 05 đối tượng đang chấp hành án tại địa phương (04 án treo, 01 cải tạo không giam giữ). Gọi hỏi 34 chủ cửa hàng kinh doanh hàng hóa, yêu cầu cam kết không buôn bán, tàng trữ và sử dụng pháo trái phép; gọi hỏi 9 đối tượng nghi vấn sử dụng cỏ mỹ, yêu cầu cam đoan, cám kết chấp hành pháp luật.

+ Yêu cầu cam kết kinh doanh hàng hóa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo về ANTT đối với 7 cơ sở kinh doanh có liên quan đến ANTT, 5 cửa hàng kinh doanh ăn uống.

+ Đã vận động thu hồi 02 súng tự chế và 01 vũ khí thô sơ trong quần chúng nhân dân, bàn giao Công an huyện xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Công an xã đã bắt quả tang và tham mưu UBND xã ra Quyết định xử phạt 04 trường hợp khai thác các Bạch sa trái phép với số tiền 5.500.000 đồng.

- Thực hiện Kế hoạch đợt cao điểm tuần tra kiểm soát lập lại TTCC và TTATGT trên địa bàn xã, Công an xã đã lập biên bản xử phạt 56 trường hợp/ 13.750.000 đồng. Kịp thời chấn chỉnh tình trạng không chấp hành Luật giao thông khi tham gia giao thông, nâng cao ý thức của người dân, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản cho người tham gia giao thông.

Tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh các hàng quán có hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại chợ Diên Đại và chợ Quảng Xuyên.

Tạp trung đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, vận động nhân dân chung tay xây dựng các mô hình như: mô hình camera an ninh, mô hình tổ an ninh tự quản...đang xây dựng mô hình Tiếng còi an ninh.

4. Công tác Tư pháp, hộ tịch

- Đã ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021 và triển khai tuyên truyền phổ biến luật bầu cử cho cán bộ, công chức và nhân dân.

Trong 9 tháng đã giải quyết hồ sơ hành chính các loại 3.082 trường hợp([14]).

- Công tác xây dựng và ban hành văn bản: Trong 9 tháng đầu năm HĐND và UBND xã ban hành được 574 văn bản. Trong đó: Nghị quyết HĐND xã: 7 văn bản. Quyết định của UBND xã: 179 văn bản; Thông báo: 64 văn bản; Kế hoạch: 49 văn bản; Các văn bản khác: 275 văn bản.  

Nhìn chung các văn bản được ban hành đúng thẩm quyền, đúng yêu cầu quy định của pháp luật.

          5. Công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính

- Thực hiện Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 25/01/2021 của UBND xã Phú Xuân về triển khai công tác bầu cử Trưởng thôn nhiệm kỳ 2021-2023, vào ngày 28/2 và ngày 07/3/2021 đã hoàn thành công tác bầu cử Trưởng thôn của 6 thôn trên địa bàn xã; có 2 nhân sự trưởng thôn mới (Quảng Xuyên và Diên Đại) và 4 thôn giữ nguyên nhân sự; UBND xã đã ra quyết định công nhận kết quả bầu cử Trưởng thôn của 6 thôn đảm bảo thời gian quy định.

- Thực hiện theo kế hoạch của UBBC huyện, sau khi thống nhất giữa Thường trực HĐND và UBMTTQVN xã, UBND xã đã ban hành Quyết định thành lập UBBC xã gồm 11 thành viên, thành lập 8 Ban bầu cử ở 8 địa điểm bầu cử/ 72 người, thành lập 8 Tổ bầu cử ở 8 đơn vị bầu cử/ 136 người đảm bảo theo thời gian quy định. Chỉ đạo Công an xã phối hợp các thôn gấp rút thống kê danh sách cử tri bầu cử, qua thống kê toàn xã có 6.185 cử tri, trong đó: có 3.170 cử tri nam, 3.015 cử tri nữ. Đã tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp vào ngày 23/5/2021 thành công tốt đẹp; với tỷ lệ 100% cử tri trong danh sách tham gia đi bầu cử; đã bầu đủ số lượng đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2021-2026 là 26 vị đại biểu.

          - UBND xã chỉ đạo bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, phục vụ tổ chức, công dân đến giao dịch. Niêm yết đầy đủ bộ danh mục TTHC chung áp dụng tại cấp xã và các mẫu đơn, mẫu tờ khai theo quy định của UBND tỉnh tại Quyết định 52/QĐ-UBND và Quyết định 1015/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục thủ tục hành chính được thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã và một số văn bản bổ sung, sửa đổi; bên cạnh tiếp tục rà soát, sắp xếp, đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo quy định. Trong 9 tháng đầu năm bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã tiếp nhận và giải quyết 3.010 hồ sơ, đã xử lý và trả hồ sơ đúng theo quy định; thu phí, lệ phí từ giao dịch: 26.823.000 đồng. 

          6. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng lãng phí.

- Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư:

Trong 9 tháng đầu năm UBND xã đã tổ chức 31 đợt tiếp công dân định kỳ theo kế hoạch, nhưng chỉ có 02 trường hợp liên quan đến thu gom rác thải và VSMT tại chợ Quảng Xuyên, UBND xã đã chỉ đạo xử lý theo quy định. Chỉ đạo bộ phận tiếp công dân xã duy trì nghiêm túc chế độ tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở UBND xã vào thứ 5 hàng tuần để tiếp nhận, xử lý kịp thời các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân. Đã tiếp nhận 23 đơn kiến nghị của công dân.

Trong đó: 22 đơn thuộc lĩnh vực đất đai và NTTS, 01 đơn liên quan đến BTXH. UBND xã đã chỉ đạo giải quyết dứt điểm 15 đơn, 05 đơn đang giải quyết và nằm trong thời hạn giải quyết.

- Công tác phòng, chống tham nhũng:

UBND xã tập trung thực hiện các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng, chú trọng làm tốt công tác công khai minh bạch trong cơ quan, thực hiện công tác kê khai tài sản, thu nhập đối với toàn thể cán bộ, công chức xã đúng theo quy định; tăng cường công tác quản lý ngân sách, đất đai, xây dựng cơ bản.

IV. TỒN TẠI, HẠN CHẾ

Bên cạnh những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội, quốc phong – an ninh trên địa bàn xã 9 tháng đầu năm 2021 vẫn còn những tồn tại, hạn chế sau:

- Công tác huy động các nguồn lực đầu tư cho hạ tầng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn.

- Sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính tự phát nhỏ, lẻ, chưa thực hiện theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Công tác quản lý Nhà nước, phát triển dịch vụ, TTCN và ngành nghề chưa phát huy hết tiềm năng của địa phương. Các thiết chế văn hóa, thể thao ở địa phương vẫn còn thiếu.

- Việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm mặc dù đã được xây dựng ngay từ đầu năm của một số ban ngành vẫn còn chậm, thậm chí kéo dài, hiệu quả còn thấp.

- Công tác quản lý đất đại vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: do giá đất biến động nên tình trạng tranh chấp, lần chiếm đất đai ngày càng nhiều; nhiều diện tích đất trồng cây hàng năm, đât trồng cây lâu năm chưa được cấp giấy CNQSDĐ; trên địa bàn còn 2 khu vực (dọc tỉnh lộ 3 thôn Lộc Sơn và khu vực tuyến đường Jibic thôn Xuân Ổ) chưa được lập thủ tục cấp giấy CNQSDĐ.

- Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 khó kiểm soát và diễn biến phức tạp.

- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là trộm cắp tài sản, đánh nhau và đánh bạc luôn tiềm ẩn.

B. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN ĐẾN

          I.  LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Về phát triển kinh tế, ngành nghề, TTCN, sản xuất nông nghiệp.

1.1. Dịch vụ- Thương mại:

Chỉ đạo Ban Quản lý các chợ tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19; Thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và thu gom, xử lý rác thải hằng ngày theo quy định tại các chợ; Tổ chức triển khai giải pháp QR (mã thông tin phản hồi) cho các chợ, các điểm kinh doanh trên địa bàn để quản lý tình hình di chuyển, truy vết người nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh. Tiếp tục triển khai, kiểm tra việc thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các Chợ, nhà hàng trên địa bàn. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh và UBND huyện.

Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa nhằm đảm bảo cung cầu thị trường, hàng hóa thiết yếu phục vụ người tiêu dùng và ứng phó dịch Covid-19, các sự cố thiên tai bão lụt. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tiêu thụ hàng hóa trong điều kiện xảy ra dịch Covid-19.

Tiếp tục tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương đến đầu tư phát triển các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ở khu vực Diên Đại, Quảng Xuyên; khuyến khích tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ.

1.2. Ngành nghề - TTCN: Tiếp tục đề nghị cấp trên đầu tư vốn khuyến công, khoa học công nghệ để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, mở rộng quy mô hoạt động, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vận động các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ liên kết với nhau nhằm xây dựng, phát triển, đồng thời làm cơ sở đầu mối có vai trò bao tiêu sản phẩm của các hộ sản xuất nhỏ lẻ để cung ứng ra thị trường. Phối hợp với các trung tâm dạy nghề tổ chức đào tạo nghề cho lao động trẻ trên địa bàn xã để tham gia tuyển dụng vào các khu công nghiệp, công ty và xuất khẩu lao động,... nhằm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống; vận động phát triển các ngành nghề truyền thống như: mộc, nề, cơ khí, may mặc, nước đá, nấm rơm,…

1.2. Sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp:

Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi mùa vụ phù hợp với điều kiện tự nhiên, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo nguồn nước tưới tiêu ở các khu vực để mở rộng diện tích lúa vụ Hè Thu để nâng cao sản lượng lúa.

Xây dựng kế hoạch triển khai Đăng ký chuyển đổi đất trông lúa theo Nghị Định 62/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị Định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính Phủ về quản lý và xử dụng đất trồng Lúa. Làm việc với BĐH thôn Xuân Ổ để xây dựng phương án thành lập tổ vệ nông trước khi tổ chức họp dân để triển khai thực hiện.

Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của từng vùng, nhất là diện tích đất trồng lúa bị nhiễm mặn. Thực hiện chuyển đổi diện tích gieo trồng một số cây chính như ớt, rau sạch, cây ăn quả, cải tạo vườn có giá trị hàng hóa cao.

Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, ứng dụng công nghệ sinh học để tăng nhanh sản lượng và chất lượng tổng đàn.

Khai thác tổng hợp vùng đầm phá kết hợp tính đa dạng, khả năng duy trì, tái tạo nguồn lợi thủy, hải sản và bảo vệ môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng đối tượng nuôi trên cùng một đơn vị diện tích; trong đó cần đẩy mạnh mô hình nuôi xen ghép các đối tượng có giá trị kinh tế cao đưa tổng sản lượng NTTS trong năm đạt trên 650 tấn.

Đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng, đảm bảo tốt công tác PCCC; tuyên truyền vận động người dân hạn chế đốt cây bụi vào mùa hè, tránh cháy lan rộng. Tiếp tục đề nghị cấp trên hỗ trợ cây giống để cấp phát cho người dân trồng rừng phân tán để nâng cao độ che phủ, bảo vệ môi trường.

2. Về Công tác quản lý Đất đai và bảo vệ môi trương

Thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai, khai thác hiệu quả hồ sơ, cơ sở dữ liệu địa chính. Tăng cường công tác quản lý toàn diện về tài nguyên, khoáng sản, kịp thời giải quyết, xử lý các hộ vi phạm về lấn chiếm đất đai các loại và xây dựng, khai thác tài nguyên trái phép.

Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, quan tâm nhiều hơn việc cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sinh thái, vừa đáp ứng tốt nhu cầu của hiện tại, đồng thời đảm bảo duy trì tính bền vững cho phát triển của các giai đoạn sau. Đẩy mạnh việc huy động toàn dân tích cực tham gia thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định.

3. Về Đầu tư xây dựng cơ bản- Giao thông

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình chuyển tiếp, công trình mới năm 2021. Tập trung đôn đốc các chủ đầu tư hoàn tất các thủ tục hồ sơ để tiến hành quyết toán dự án hoàn thành. Tăng cường giám sát, kiểm tra chất lượng công trình theo các quy định hiện hành của nhà nước; thực hiện công tác lập các thủ tục theo đúng trình tự,  đảm bảo yêu cầu về chất lượng và thời gian quy định. Tăng cường phối hợp, kiểm tra thực hiện kế hoạch lập lại trật tự công cộng, trật tự đô thị trên địa bàn xã.

          4. Tài chính ngân sách

- Tích cực thu đúng, thu đủ; phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách đã đề ra trong năm 2021. Khẩn trương đề nghị tổ chức đấu giá nhượng quyền sử dụng đất để có kinh phí đầu tư công trình xây dựng cơ bản đã đề ra.

- Thực hiện tốt chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý chặt chẽ chi ngân sách đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và đúng chế độ.

          II. VĂN HÓA - XÃ HỘI

          1. Văn hóa thông tin

  Tập trung cao điểm cho công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19, và tuyên truyền về chính sách pháp luật của nhà nước.

Thành lập Tổ kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa, quảng cáo, rao vặt; trò chơi điện tử năm 2021.

Tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, phối hợp làm hồ sơ công nhận Lầm Phun di tích cấp tỉnh. Chuẩn bị công tác thẩm tra, phúc tra các đơn vị đạt chuẩn văn hóa năm 2021 của UBND huyện. Tăng cường quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình; thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo; công nghệ thông tin; phát thanh; thông tin cơ sở.

          2. Giáo dục – Đào tạo

  Tiếp tục chỉ đạo các trường đảm bảo tốt các điều kiện phòng dịch Covid-19, có đầy đủ các vật dụng thiết yếu như: máy đo thân nhiệt, khẩu trang, nước sát khuẩn, xà phòng rửa tay,…Sắp xếp, bố trí phòng y tế, phòng cách ly hợp lý; rà soát, bổ sung các hồ sơ liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong nhà trường. Thường xuyên đánh giá theo Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học.

Thực hiện có hiệu quả và nâng cao mức độ đạt chuẩn phổ cập giáo dục ở các bậc học và xóa mù chữ.

Thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 1 và triển khai thực hiện đối với lớp 2, lớp 6 trong năm học 2021-2022, chuẩn bị các điều kiện về thiết bị, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 2, lớp 6 và các lớp học kế tiếp.

Tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, thực hiện tốt bếp ăn an toàn. Tiếp tục nâng cao chất lượng trong thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2.

3. Y tế - Dân số

Chủ động trong công tác giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 và các chỉ số nghi ngờ để khống chế và dập tắt nhanh chóng không để dịch lây lan trên diện rộng ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của nhân dân, xã hội hoá công tác phòng chống dịch, đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ về phòng chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống COVID-19, sẵn sàng các phương án ứng phó với tình huống cách ly y tế cơ sở khám chữa bệnh, địa bàn dân cư theo từng cấp độ. Duy trì hoạt động kiểm tra Vệ sinh an toàn Thực phẩm và hành nghề Y Dược tư nhân.

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã trong tình hình dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp, phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn xã và đảm bảo công tác y tế tại các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội hoặc cách ly y tế.

Tổ chức thực hiện và hoàn thành chỉ tiêu các chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia và phòng chống một số bệnh xã hội. Đẩy mạnh công tác tiêm chủng mở rộng phấn đấu trên 99% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, 100% trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi và bà mẹ sau sinh 01 tháng được uống Vitamin A, giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi còn ở mức dưới 7,9%.

Tiếp tục duy trì mức giảm sinh để từng bước ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng dân số, kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thành niên.

          Tăng cường công tác lồng ghép truyền thông dân số để vận động các cặp vợ chồng nằm trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện tốt các biện pháp tránh thai. Tiếp tục phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu DS-KHHGĐ năm 2021. Trong đó chú trọng đẩy mạnh các giải pháp để hạ thấp tỉ lệ sinh con thứ 3.

4. Lao động, chính sách - xã hội

Tiến hành kháo sát, thống kê lực lượng lao động chưa có việc làm, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn xã sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là đối với lao động từ TP HCM và các tỉnh phía nam trở về địa phương do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Căn cứ vào kết quả khảo sát để triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kết nối cung – cầu về lao động, việc làm, bảo đảm cho doanh nghiệp có thể duy trì sản xuất kinh doanh, người lao động có việc làm, có thu nhập, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ lao động thất nghiệp. Đẩy mạnh chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và mạng lưới học nghề, xuất khẩu lao động, trong đó chú trọng nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề.

Triển khai hỗ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid – 19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19”.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác Đền ơn đáp nghĩa”; Tiếp tục triển khai các chương trình, dự án thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo theo hướng bền vững. Triển khai tốt và có hiệu quả các chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo. Tạo điều kiện trong việc tiếp cận các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo thông qua các chính sách an sinh xã hội.

Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội và chính sách an sinh xã hội. Huy động mọi nguồn lực của xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho người có công và thân nhân của người có công với cách mạng. Đồng thời với những biện pháp quyết liệt, bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để “không để ai bị bỏ lại phía sau”, không còn các hộ có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công với cách mạng thuộc hộ nghèo, phấn đấu 100% gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

III. CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG - AN NINH; XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, TƯ PHÁP

1. Quốc phòng

Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực lực lượng nhất là trong thời điểm bùng phát của dịch bệnh Covid-19 và các dịp lễ, các sự kiện chính trị quan trọng. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nắm chắc tình hình địa bàn, giữ vững ANCT-TTATXH trong mọi thời điểm, kịp thời xử trí dứt điểm tình huống, không để bị động bất ngờ xảy ra.

Sẳn sàng huy động lực lượng dân quân tham gia phòng chống dịch khi có lệnh của BCH Quân sự huyện. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng cơ động phòng chống lụt bão, phòng chống thiên tai theo kế hoạch. Triển khai kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2022.

          2. An ninh

Triển khai các phương án, kế hoạch bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị trọng đại, các công trình, mục tiêu quan trọng. Chủ động nắm chắc tình hình địa bàn, giám sát chặt chẽ đối tượng trọng điểm, bảo đảm tốt an ninh nông thôn. Thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh tôn giáo, chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn quan hệ, móc nối, liên kết lực lượng giữa số cực đoan, chống đối trên địa bàn với các đối tượng ngoài địa phương. Đẩy mạnh công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Triển khai tấn công, trấn áp mạnh với các loại tội phạm; phát hiện sơm, triệt phá, không để hình thành băng nhóm tội phạm, các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm trên các lĩnh vực. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, tập trung kiểm tra ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thực hiện có hiệu quả Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân. Tổ chức tuần tra kiểm soát đảm bảo trật tự án toàn giao thông; tuyên truyền pháp luật về giao thông tại các khu dân cư, trường học trên địa bàn. Tăng cường xây dựng và nhân rộng các mô hình đảm bảo ANTT ở thôn, xóm.

3. Công tác xây dựng chính quyền

Thường xuyên rà soát để phân công, phân nhiệm và nâng cao trách nhiệm của các thành viên Ủy ban nhân dân xã và Ban điều hành các thôn; nhất là vai trò người đứng đầu; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước. Thực hiện đúng Luật cán bộ, công chức và quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân xã; các văn bản của Tỉnh và Huyện về việc tăng cường chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính và tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, công chức xã; tiếp tục thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực văn thư, lưu trữ; thi đua -  khen thưởng; thanh niên, trẻ em. Hướng dẫn giúp đỡ các tổ chức cá nhân tôn giáo các thủ tục hành chính về lĩnh vực tôn giáo.

4. Cải cách hành chính

Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại của xã; Kiểm soát chặt chẽ quy trình giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo tính công khai, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình của các bộ phận giải quyết thủ tục hành chính nhằm giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của tổ chức và công dân đảm bảo theo đúng thời gian quy định. Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số cải cách hành chính của xã. Tổ chức khảo sát lấy ý kiến mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cải cách hành chính nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

5. Công tác Tư pháp, Hộ tich

Tiếp tục thực hiện tốt công tác chứng thực theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính Phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch và Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chúng thực hợp đồng giao dịch. Tiếp tục thực hiện tốt Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

Nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật theo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm, chú trọng đến các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

6. Công tác tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng

Phát huy công tác tiếp dân, thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân, bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức đảm nhiệm công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư.

Giải quyết dứt điểm, kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh mới phát sinh. Triển khai công tác kê khai minh bạch tài sản, thu nhập năm 2021 theo đúng quy định.

7. Công tác PCTT&TKCN

Triển khai phương hướng, nhiệm vụ PCTT-TKCN năm 2021 từ xã đến thôn, sẵn sàng đối phó có hiệu quả với mọi diễn biến thời tiết. Chủ động triển khai tốt phương án, biện pháp phòng chống thiên tai, tìm cứu nạn đã đề ra. Chú trọng kiểm tra việc chuẩn bị kế hoạch, phương án di dời dân, phương tiện, lực lượng phòng chống và tìm kiếm cứu nạn ở từng thôn xóm, cụm dân cư để chủ động phòng, tránh có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Bố trí ngân sách để mua sắm các nhu yếu phẩm phục vụ công tác PCTT có thể xảy ra.

IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, KINH DOANH TRONG VÀ SAU THỜI KỲ DỊCH BỆNH COVID-19 TRONG 3 THÁNG CUỐI NĂM 2021

Tiếp tục vận động Hộ kinh doanh, doanh ngiệp đảm bảo an toàn phòng chống dịch cho người lao trong khi sản xuất kinh doanh.

Trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra khuyến khích những nhà kinh doanh thực hiện sử dụng các dịch vụ chuyển phát, giao hàng tận nhà, hạn chế tụ tập đông người.

Có những giải pháp để chuẩn bị cho thời điểm sau khi dịch đi qua, ưu tiên trước mắt đối với ngành dịch vụ du lịch, thương mại, vận tải…

Triển khai các chương trình về kích cầu nâng cao chất lượng, tạo thêm các dịch vụ mới và giảm giá nhiều dịch vụ. Tổ chức chương trình khuyến mãi nhằm bình ổn và kích cầu thị trường.

Triển khai đồng bộ các giải pháp để kiểm soát tốt thị trường, không để xảy ra những biến động lớn, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Kiểm soát chặt chẽ đối với các thông tin về Covid-19, kịp thời xử lý những luồng thông tin xấu, sai lệch về tình hình diễn biến của dịch bệnh cũng như việc nâng giá của các mặt hàng thiết yếu nhằm trục lợi.



([1]) Toàn xã có: 1 cây xăng; 6 cơ sở bán phân bón và thuốc BVTV; 27 dịch vụ thầu xây dựng; 28 quán cà phê giải khát; 57 quan ăn; 6 cơ sở kinh doanh gas; 47 quán tập hóa các loại; 10 chiếc xe mốc, ủi chuyên làm san lấp mặt bằng; 8 cơ sở bán thuốc tây; 8 karaoke; 17 cơ sở bán thức ăn thủy sản và gia xúc …

([2])  Tổng số tiểu thương kinh doanh buôn bán ở các chợ trên địa bàn xã là 204 người. Trong đó: Chợ Diên Đại 96 người; chợ Quảng Xuyên 89 người và chợ Thủy Diện 19 người.

([3]) Toàn xã có: 01 công ty may; 11 cơ sở đúc ba lô; 16 cơ sở nhôm kính; 11 cơ sở cơ khí; 18 cở sở xay sát; 11 cơ sở mộc dân dụng; 5 cơ sở sản xuất mì ổ; 18 cơ sở sửa xe máy; 01 cơ sở sản xuất nước lọc; 162 vòm nấm rơm; 1.047 công nhân may và ngành nghề khác lao động trong tỉnh.

([4]) Có 1 trang trại gà đẻ trứng cho ra thị trường hơn 3000 quả trứng/ ngày; 01 gia trại nuôi yến; 27 gia trại nuôi gia súc, gia cầm Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn xã ước khoảng: 56.250 con (Trong đó: Trâu + bò: 763 con; lợn 620 con; gia cầm: 55.000 con).

.

([5]) Trong đó: thôn Ba Lăng: 5 con.  (đợt 1; 3 con. đợt 2 : 2 con). thôn Quảng Xuyên: 11con. (đợt 1; 6 con, đợt 2: 5 con). thôn Xuân Ổ: 8 con. (đợt 1; 4 con, đợt 2: 4 con). thôn Diên Đại: 3 con. (đợt 1: 3 con). thôn Lộc Sơn: 3 con. (đợt 1: 2 con; đợt 2: 1 con). 

([6]) Trong đó: Thuế khu vực ngoài QD: 433 triệu đồng; thuế thu nhập cá nhân hộ cá thể: 145 triệu đồng; lệ phí trước bạ: 253 triệu đồng; thu cấp QSDĐ: 5.684 triệu đồng; phí lệ phí: 49 triệu đồng; thu quỹ đất công, HLCS, sự nghiệp: 293 triệu đồng; thu khác tại xã: 208 triệu đồng; thu chuyển nguồn: 2.951 triệu đồng. 

([7]) Hộ bà Đặng Thị Đáng ở thôn Quảng Xuyên; hộ ông Nguyễn Cửu Khánh ở thôn Ba Lăng.

([8]) Hộ bà Đặng Thị Thòa ở thôn Quảng Xuyên.

([9]) Ông Nguyễn Thiện Huy, thửa đất 122, tờ bản đồ 19, diện tích chuyển đổi mục đích là 200m2.; Ông Đinh Viết Thà, thửa đất 376, tờ bản đồ 21, diện tích chuyển đổi mục đích là 300m2.; Ông Phan Trường Quân, thửa đất 1125, tờ bản đồ 14, diện tích chuyển đổi mục đích là 174,4m2.; Ông Phan Trường Lục, thửa đất 1124, tờ bản đồ 14, diện tích chuyển đổi mục đích là 100m2; bà Nguyễn Thị Hồng Lan, thửa đất số 1131, tờ bản đồ số 14, diện tích chuyển đổi mục đích là 213m2.

([10]) Trong đó bao gồm: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 20 hồ sơ; Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 44 hồ sơ; Đính chính: 34 hồ sơ; Gia hạn: 21 hồ sơ; Đăng ký biến động: 99 hồ sơ.

 

([11]) Trong đó: Ba Lăng 414 hộ/ 1.696 nhân khẩu; Quảng Xuyên 598 hộ/ 2.513 nhân khẩu; Xuân Ổ 633 hộ/ 2.600 nhân khẩu; Thủy Diện 220 hộ/ 985 nhân khẩu; Diên Đại 279 hộ/ 1.196 nhân khẩu; Lộc Sơn 227 hộ/ 1.067 nhân khẩu.

([12]) Trong đó: DCTC : 50/72 đạt tỷ lệ : 69,44% ; Triệt sản : 2/3 đạt tỷ lệ : 66,66%; Thuốc cấy: 3/3 Đạt tỷ lệ 100%; Thuốc tiêm: 3/16 đạt tỷ lệ: 18,75%; Thuốc uống: 79/81 đạt tỷ lệ: 97,63% ; BCS: 191/170 đạt tỷ lệ 112,3%.

([13]) Trong đó: Công an 01 thanh niên; Biên phòng tỉnh: 02 thanh niên; Sư đoàn 324: 04 thanh niên; Sư đoàn 968: 04 thanh niên.

([14]) Trong đó: Hộ tịch: 802 trường hợp(Đăng ký khai sinh: 656 trường hợp; Đăng ký khai tử: 112 trường hợp; Đăng ký kết hôn: 33 trường hợp; Xác nhận tình trạng hôn nhân: 94 trường hợp; Đăng ký giám hộ: 01 trường hợp). Tư pháp: 2.186 trường hợp (Chứng thực bản sao từ bản chính: 1.649 trường hợp, Chứng thực hợp đồng giao dịch: 123 trường hợp, Chứng thực chữ ký: 414 trường hợp).

 

Thực hiện Nghị quyết số 12 - NQ/ĐU ngày 29 tháng 12 năm 2020 của Đảng ủy về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; UBND xã ban hành Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 06/01/2021 về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. UBND xã đã điều hành các ban ngành, các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện. Kết quả tình hình kinh tế- xã hội của xã trong 9 tháng đầu năm 2021 như sau:

 

A. TÌNH HÌNH KT - XH 9 tháng đầu năm 2021

Các chỉ tiêu chủ yếu

 

TT

Chỉ số

Đơn vị tính

Kế hoạch năm 2021

TH

9 tháng năm 2021

Ước TH năm 2021

So sánh (%)

9 tháng/ KH năm 2021

Ước TH năm 2021

1

Giá trị sản xuất thực tế

Tỷ đồng

493,7

461,1

419,1

93

105

 

- Nông, lâm, ngư nghiệp

Tỷ đồng

194,2

157,5

166,2

81,1

85,6

 

- TTCN, ngành nghề và xây dựng

Tỷ đồng

157,6

157,7

180,3

100,1

114,4

 

- Dịch vụ

Tỷ đồng

141,9

145,7

172,6

102,7

121,7

2

Tổng sản lượng lương thực có hạt

Tấn

2.900

3.471

3.471

119,6

119,6

3

Tổng sản lượng đánh bắt và NTTS

Tấn

800

736,8

768,6

92,1

96

 

- Đánh bắt TN

Tấn

150

153,5

159,4

102,3

106,2

- NTTS

Tấn

650

583,3

609,2

89,7

106,2

4

Tổng thu nhập bình quân đầu người

Triệu đồng

50

-

48,9

-

97,8

5

Tổng vốn đầu tư xã hội tăng thêm

Tỷ đồng

60

59,2

61,9

98,7

103

6

Tổng thu ngân sách

Triệu đồng

7.671

15.699

17.323

204,6

225,8

7

Tổng chi ngân sách

Triệu đồng

7.671

3.239

7.671

42,2

100

TT

Chỉ số

Đơn vị tính

Kế hoạch năm 2021

TH

9 tháng năm 2021

Ước TH năm 2021

So sánh (%)

9 tháng/ KH năm 2021

Ước TH năm 2021

8

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD

%

8,5

8,54

8,5

90,2

100

9

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ

%

0,5-1

-

1,05

-

100

10

Tỷ lệ hộ nghèo

%

6,12

5,99

5,62

26

100

11

Tạo việc làm mới

340

298

340

87,6

100

12

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

64

63,2

63,5

98,7

99,2

13

Tỷ lệ dùng nước máy

%

94

94

94

100

100

14

Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải

%

86

95

96

110,4

111,6

 

 

I. KINH TẾ

1. Dịch vụ

Các hoạt động dịch vụ, thương mại tiếp tục duy trì phát triển, nhu cầu mua sắm hàng hóa tăng cao vào dịp tết, lễ. Các loại hình dịch vụ phát triển về quy mô, số lượng và nhiều loại hình kinh doanh([1]); các chợ vẫn duy trì hoạt động kinh doanh, các tiểu thương([2]) đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh buôn bán nhằm thu hút người mua. Bên cạnh đó, do đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển và đầu tư của ngành Dịch vụ, thương mai trên địa bàn xã. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 145,7 tỷ đồng, đạt 102,7% kế hoạch năm 2021, ước thực hiện đến cuối năm 2021 đạt 172,6 tỷ đồng, đạt 121,7%, tăng 52,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020, chiểm tỷ trọng 33,2% tổng giá trị sản xuất thực tế.

2. Tiểu thủ công nghiệp- Xây dựng

Cơ cấu ngành nghề trong nông thôn có những thay đổi đáng kể và phát triển đa dạng. Các ngành nghề mộc, nề, gò hàn, nấm rơm, may mặc và lao động ở các khu công nghiệp, lao động phổ thông.v.v. vẫn duy trì phát triển([3]).

Trong 9 tháng đầu năm 2021 tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn xã 59,2 tỷ đồng (trong đó: Ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng: 8,95 tỷ đồng, ngân sách nhâ dân đầu tư xây dựng: 50,25 tỷ đồng).

Do đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp- xây dựng; tổng giá trị sản xuất TTCN- xây dựng trong 9 tháng ước đạt 157,7 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch năm 2021, ước thực hiện cuối đến cuối năm 2021 đạt 180,3 tỷ đồng, đạt 114,4 %, tăng 40,8 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020, chiểm tỷ trọng 34,7% tổng giá trị sản xuất thực tế.

3. Nông nghiệp

2.1. Trồng lúa: Tổng diện tích gieo cấy lúa vụ Đông Xuân: 323,7 ha, năng suất bình quân đạt 63,27 tạ/ha; tổng sản lượng đạt 2.048 tấn.

Vụ Hè thu năm 2021 trên địa bàn xã gieo sạ với diện tích 250,6 ha năng suất bình quân đạt 56,8 tạ/ha; tổng sản lượng đạt: 1.423,4 tấn.

Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 3.471 tấn, đạt 120% kế hoạch năm 2021, ước giá trị kinh tế đạt: 22,87 tỷ đồng.

2.2. Trồng màu: Vụ Đông Xuân năm 2020-2021 tình hình sản xuất hoa màu trên địa bàn xã có xu hướng giảm do thời tiết rét đậm, rét hại và lực lượng lao động ngày càng giảm nên khó khăn sản xuất cho người dân. Tổng diện tích trồng kể cả xen canh gối vụ đạt khoảng 95,7 ha. Vùng trạng Quảng Xuyên, Ba Lăng hiện nay diện tích người dân không đưa vào sản xuất ngày càng nhiều, đây là vùng sản xuất hoa màu trọng điểm trước đây của xã. Tổng diện tích trồng dưa hấu toàn xã là 21ha, tập trung vùng Xuân Ổ và Diên Đại, đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

Tổng diện tích trồng sen toàn xã là 4,8 ha tập trung trồng ở Lộc Sơn và Ba Lăng, đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

2.3. Chăn nuôi, thú y: Ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Hình thành các mô hình chăn nuôi theo hương trang trại, gia trại hoạt động có hiệu quả([4]). Triển khai kế hoạch tiêm phòng dại chó năm 2021; tỷ lệ tiêm phòng đạt 76,5% kế hoạch đã đề ra, nguyên nhân kế hoạch đưa ra cao trong khi hiện nay lượng chó nuôi trên địa bàn giảm mạnh. Triển khai Kế hoạch tiêu độc khử trùng trâu bò và rà soát tổng đàn trâu bò trên địa để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò, qua rà soát tổng đàn trâu bò trên địa bàn xã là 763 con/130 hộ nuôi; trong đó trâu: 302 con/56 hộ; Bò 461 con/74 hộ. Tỷ lệ tiêm phòng đạt 100% kế hoạch đã đề ra, tiếp tục triển khai tiêm bổ sung; 13 con bò nhiễm bệnh đã được điều trị lành bệnh; công tác tiêm phòng vụ thu được triển khai theo kế hoạch đã đề ra.

2.4. Nuôi trồng thủy sản:

- Tổng diện tích NTTS: 675,6 ha. Trong đó: Cao triều: 245,2 ha;  Hạ triều: 95,8 ha; Chắn sáo: 334,6 ha.

Tình hình NTTS năm 2021 trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn, kinh phí đầu tư ban đầu cao do phải khắc phục thiên tai bão lũ năm 2020; môi trường đầm phá không đảm bảo, tình hình dịch bệnh ở Tôm thường xuyên xảy ra, giống cá Kình, cá Dìa không trôi; dịch Covid-19 bùng phát nên ảnh hưởng rất lớn cho người dân NTTS, nhất giá cả hạ và thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.

- Tổng sản lượng đánh bắt và NTTS: 728 tấn; trong đó: NTTS: 583,3 tấn, đánh bắt tự nhiên: 145,2 tấn. Ước thực hiện đến cuối năm đạt 774,6 tấn đạt 96,8% kế hoạch năm 2021 (Trong đó: Đánh bắt tự nhiện: 151,1 tấn; NTTS: 623,5 tấn). Tổng giá trị kinh tế từ đánh bắt và NTTS năm 2021 ướt đạt: 105,5 tỷ đồng.

- Nuôi cá lồng nước lợ: 10 lồng chủ yếu ở thôn Lê Bình.

          - Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản: Dự án thích ứng và biến đổi khí hậu đã hỗ trợ 8 vạn tôm Sú và 2.500 Cua thả giống tại khu bảo vệ Vũng Điện.

- Về tình hình ươm giống: tranh thủ thời tiết nắng ấm đầu năm, có độ mặn nhân dân khẩn trương cải tạo ao hồ để ươm giống đặt biệt là Tôm, Cua để cung cấp ra vùng nuôi chắn sáo và các vùng khác, diện tích ươm toàn xã khoản 45 ha chủ yếu vùng nuôi Thuỷ Diện, Xuân Ổ và Diên Đại. Vùng nuôi chắn sáo bà con đã xuống vụ thả nuôi 100% diện tích, tuy nhiên nguồn giống hiện nay gặp khó khăn như Tôm, Cua ươm sẵn không đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân.

2.5. Lâm nghiệp: Xây dựng Phương án PCCC rừng năm 2021, tuyên truyền người dân chủ động trong công tác PCCC và bảo vệ rừng; UBND huyện hỗ trợ 2.500 cây keo, UBND xã bố trí cho chi hội nông dân thôn Lộc Sơn trồng tại khu vực giáp ranh xã Phú Hồ;

Phối hợp với dự án FMCR triển khai dự án trồng rừng ngập mặn tại Thôn Xuân Ổ và Quảng Xuyên; trồng cây bản địa tại thôn Ba Lăng, Quảng Xuyên và trồng cây phân tán tại khu vực Diên Đại.

2.6. Về các Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc CTMTQG giảm nghèo:

- Về Dự án nuôi Bò sinh sản, hỗ trợ 02 đợt với số lượng 30 con Bò([5]); đợt 01 với số lượng 18 con, đợt 02 với số lượng 12 con, UBND xã đã cung cấp hỗ trợ đủ 30 con cho nhân dân.

- Về các Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong năm 2021: UBND huyện bố trí 02 mô hình; mô hình trồng rau đắng tại vùng đất nhiễm mặn và mô hình dẫn dụ sinh học (dẫn dụ côn trùng để tiêu diệt), UBND xã mời BĐH các thôn và các Đoàn thể ở xã để họp thống nhất chọn vùng và chọn hộ thực hiện mô hình trồng râu đắng chọn thôn Xuân Ổ, Quảng Xuyên; mô hình dẫn dụ sinh học chọn thôn Quảng Xuyên và Ba Lăng, hiện nay đã triển khai đến với các hộ đăng ký. Vụ Đông Xuân 2020-2021, UBND xã liên hệ với Công ty giống ở miền Nam để mua giống lúa nhiễm mặn OM để trồng thử nghiệm tại Phú Xuân với diện tích 04 sào, UBND xã chọn trồng thử nghiệm tại vùng đất nhiễm mặn tại thôn Xuân Ổ và Quảng Xuyên cho năng suất cao với năng suất bình quân đạt 75 tạ/ha.

Tổng giá trị sản xuất Nông nghiệp 9 tháng đầu năm đạt 157,5 tỷ đồng, đạt 81,1% kế hoạch năm 2021; ước thực hiện đến cuối năm 2021 đạt 166,2 tỷ đồng giảm 23,7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020, chiểm tỷ trọng 32% tổng giá trị sản xuất thực tế.

2.7. Về công tác chỉ đạo HTX nông nghiệp Lộc Sơn

UBND xã đã nhiều lần làm việc với Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp Lộc Sơn để chuẩn bị cho công tác Đại hội thành viên HTX; đã chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng quản trị chuẩn bị văn kiện Đại hội và nhân sự Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới; nhưng do tình hình dịch Covid-19 nên vẫn chưa đại hội được.

4. Xây dựng cơ bản và phát triển nông thôn

4.1. Xây dựng cơ bản:

Đang tiến hành thi công 5 công trình với tổng kinh phí đầu tư: 6,8 tỷ đồng.

1. Công trình nạo vét mương NTTS, kinh phí đầu tư: 500 triệu đồng.

2. Nâng cấp tuyến đường trục chính Diên Đại – Xuân Ổ (giai đoạn 2), kinh phí đầu tư: 3 tỷ đồng.

3. Công trình lối đi nội bộ và nhà vệ sinh của giáo viên trường THCS Phú Xuân, kinh phí đầu tư: 1,1 tỷ đồng.

4. Công trình chống xuống cấp tường rào và cổng trường TH Phú Xuân 1, kinh phí đầu tư: 1,2 tỷ đồng.

5. Công trình chống xuống cấp tường rào và nhà vệ sinh học sinh và giáo viên, kinh phí đầu tư: 1 tỷ đồng.

4.2. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

Từ đầu năm UBND xã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Phú Xuân năm 2021; hiện UBND xã đang tập trung chỉ đạo thực hiện đầu tư xây dựng công trình kênh mương và nâng cấp sửa chữa chợ Quảng Xuyên, để phấn đấu trong năm thực hiện hoàn thành từ 1-2 tiêu chí.

5. Tài chính ngân sách

- Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm 2021 (không tính thu bổ sung ngân sách cấp trên): 15.699 triệu đồng([6]), đạt 204,6% kế hoạch HĐND xã giao.

- Tổng chi ngân sách xã 9 tháng đầu năm 2021: 3.239 triệu đồng đạt 42% kế hoạch năm 2021, trong đó: Chi đầu tư phát triển: 0,325 tỷ đồng, đạt 9% kế hoạch; chi thường xuyên: 2,87 tỷ đồng, đạt 69% kế hoạch.

6. Công tác Tài nguyên- Môi trường

6.1. Công tác quản lý đất đai:

    - Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Hoàn thiện hồ sơ giải phóng mặt bằng khu quy hoạch đất ở Diên Đại và Xuân Ổ với số lượng 25 lô; phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất tổ chức đấu được 15 lô ở khu quy hoạch Xuân Ổ với tổng số tiền là: 15.756.460.000đ (Mười lăm tỷ bảy trăm sáu mươi lăm triệu bốn trăm sáu mươi ngàn đông), hiện nay các cá nhân đấu trúng đã nộp đủ số tiền.

- Công tác giao đất: Hội đồng xét duyệt cấp đất của xã đã xét duyệt và lập hồ sơ giao đất cho 02 hộ thuộc đối tượng hộ nghèo([7]) và 01 hộ thuộc đối tượng chính sách([8]).

Đang hoàn thiện 3 hồ sơ thuộc hộ nghèo ở thôn Quảng Xuyên để đề nghị xét duyệt xin giao đất ở.

- Chuyển mục đích sử dụng đất: Trong 9 tháng đã lập hồ sơ đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho 4 trường hợp([9]) với tổng diện tích: 987,4m2.

- Tình hình đăng ký đất đai: Tình hình cấp giấy chứng nhận và cấp đổi, đính chính, đăng ký biến động là 218 hồ sơ([10]), tất cả điều tiến hành số hóa 100%.

6.2. Về môi trường:

- Triển khai kế hoạch vệ sinh môi trường mừng Đảng, mừng xuân Tân Sửu 2021; Đôn đốc các thôn và Công ty dịch vụ thu gom rác thải tăng cường tần suất vận chuyển, xử lý rác thải đảm bảo không để tồn đọng gây mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường trước, trong và sau tết Tân Sửu; bên cạnh đó đã triển khai thực hiện tốt đề án “Ngày chủ nhật xanh”.

- UBND xã hợp đồng với Công ty Hằng Trung thu gom rác thải với tổng kinh phí 818.000.000 đồng/ năm; xoá điểm trung chuyển rác tại thôn Diên Đại; lên lịch thu gom rác trên địa bàn xã, đồng thời thống báo rộng rãi cho nhân dân biết; hiện nay tỷ lệ thu gom rác trên địa bàn xã đạt 95%.

- Công trình nạo vét kênh mương phục NTTS và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã đã được triển khai.

- Về công tác thu phí VSMT đã thu đến tháng 8/2021, tỷ lệ thu đạt trên 80%.

- Công tác thu hồi Fomosa hiện nay đã thu hồi được: 1.218.710.000 đồng, số tiền còn lại phải thu hồi: 98.790.000 đồng/15 đối tượng (có 01 đối tượng chết); tỷ lệ thu đạt 92,46%.

II. VĂN HÓA- XÃ HỘI

1. Về Giáo dục – Đào tạo

Trong 9 tháng đầu năm 2021, Ngành giáo dục đã tiếp tục triển khai các nội dung của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được thực hiện có hiệu quả; về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và bồi dưỡng giáo viên được ngành đặc biệt quan tâm. Công tác truyền thông được đẩy mạnh, tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân, xã hội và đội ngũ nhà giáo.

Các trường thực hiện nghiêm túc và hoàn thành chương trình dạy học theo Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 24/8/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học 2020-2021 theo kế hoạch Phòng GD&ĐT huyện đề ra. Chất lượng giáo dục được nâng cao, cảnh quang môi trường được chú trọng, đặc biệt thực hiện có hiệu quả phong trào  “Ngày chủ nhật xanh”; đảm bảo công tác vệ sinh phòng dịch Covid-19.

Kết quả năm học 2020-2021:

* Về Chất lượng đại trà:

+ Có 191/191 cháu được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chường trình bậc mầm non.

+ 100% học sinh (kể cả 2 trường) hoàn thành chương trình bậc tiểu học.

+ 100% học sinh tốt nghiệp THCS.

Công tác Phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được giữ vững mức độ II và đạt chỉ tiêu với Kế hoạch đề ra (PCGD Tiểu học mức độ III, PCGD THCS mức độ III)

* Về Chất lượng mũi nhọn: Ở cấp THCS có 57 học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện. Cấp Tiểu học có 21 học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi huyện và nhiều giải khác.

Bước vào năm học mới 2021-2022, do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên các trường tổ chức khai giảng và tổ chức học tập thông qua trực tuyên. Sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát, thực hiện chỉ đạo của cấp trên và địa phương, các đơn vị trường học đã hoàn tất các bước phòng, chống dịch để sẵn sàng đón học sinh trở lại trường học từ ngày 20/9/2021. Hiện nay tình hình dạy và học các trường cơ bản ổn định, trường Mầm Non đã tổ chức học bán trú.

2. Văn hóa- xã hội

2.1. Văn hóa - Thông tin và truyền thanh: Thực hiện trang hoàn pano, băng rôn, cờ để chào mừng ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế, Tết cổ truyền dân tộc Tân Sửu 2021 và đặc biệt tuyên truyền công tác bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HDND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Tập trung tuyên truyền về các văn bản, các hướng dẫn của cấp trên về phòng, chống Covid-19 trên hệ thống truyền thanh của xã; đồng thời mời các tổ chức tôn giáo và các cơ sở kinh doanh đến cám kết trong phòng chống dịch Covid-19.

- Đã ban hành kế hoạch phong trào “TDĐKXDĐSVH” năm 2021; Kế hoạch Chương trình phát triển nguồn nhân lực; Kế hoạch Đào tạo nghề, GQVL và XKLĐ năm 2021. Tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch Đào tạo nghề, tạo việc làm mới và XKLĐ. Công tác tạo việc làm mới 9 tháng đầu năm đạt: 298 người, XKLĐ thị trường Nhật Bản là 08 người, đào tạo nghề 76 người.

- Tổ chức kiểm tra và thực hiện ký cam kết đối với những hộ kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng trong dịp Tết Tân Sửu năm 2021.

- Chỉ đạo bộ phận văn hóa xã hội tổng hợp và chi trả kinh phí hỗ trợ đợt III cho 05 lao động khó khăn do dịch Covid-19.

- Tổ chức khảo sát thực địa hiện trạng Lùm Phun tiếp theo để hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng Khoa học tỉnh, theo lịch làm việc của Sở Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Bảo tàng Lịch sử tỉnh vào ngày 14/9/2021.

2.2. An sinh xã hội: Thực hiện chi trả đúng và đủ các chế độ đối với người có công với cách mạng và các đối tượng bảo trợ xã hội. Tổng số tiền chi trả các đối tượng đến tháng 9/2021 là 2.509,9 triệu đồng/186 đối tượng.

Giải quyết liên thông lĩnh vực người có công và chế độ BTXH 68 hồ sơ.

Nhân dịp tết Nguyên đáng và lễ 27/7, UBND xã đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà của Chủ tịch nước, quà lãnh đạo Tỉnh, quà của các tổ chức, cá nhân cho các đối tượng chính sách có công, đối tượng BTXH, hộ nghèo trên địa bàn xã, gồm quà của Chủ tịch nước tặng: 274,5 triệu đồng/ 896 suất, quà Tỉnh tặng: 263,5 triệu đồng/ 710 suất, quà huyện tặng 12,5 triệu đồng/ 25 suất.

Đã chỉ đạo Hội đồng xét duyệt, xác định mức độ khuyết tật của xã họp xét duyệt thông qua 22 hồ sơ, có 15 hồ sơ đủ điều kiện; trong đó: có 03 hồ sơ khuyết tật đặc biệt nặng, 12 hồ sơ khuyết tật nặng.

Tiến hành rà soát, bổ sung đồng thời cấp phát  6.343 thẻ BHYT DK cho người dân sống trên địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.

Chỉ đạo bộ phân VHXH tiến hành chi trả tiền thoái thu BHYT hộ gia đình cho  đợt 2 đợt: 594.883.449 đồng, trong đó: đợt 1 là 3.391 thẻ/545.559.030 đồng; đợt 2 là 49.324.419 đồng.

Tổ chức điều tra rà soát đối tượng khuyết tật trên địa bàn xã là 131 người.

3. Y tế

3.1. Công tác phòng chống dịch COVID-19

Đã triển khai thực hiện công văn chỉ đạo về công tác phòng chống dịch của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở y tế, UBND huyện và BCĐ phòng chống dịch COVID-19 huyện. Ban hành các văn bản, kế hoạch, quyết định về phòng chống dịch bệnh, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã, phòng chống dịch bệnh ở người. Xây dựng các phương án nâng cao cấp độ phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn xã phù hợp với tình hình thực tế. Thực hiện giám sát, phát hiện, xử lý ca bệnh kịp thời. Tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh. Thực hiện Công điện số 1102/CĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dich Covid-19 trên toàn quốc, UBND xã đã thành lập Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 và ban hành quy chế hoạt động của Trung tâm chỉ huy.

- Triển khai đón tiếp công dân về địa phương đến khai báo y tế và giám sát, theo dõi công dân về các thôn lưu trú:

* Đợt I/2021: giám sát 1.131 trường hợp từ các tỉnh về địa phương.

+ Tham mưu BCĐ ra QĐ cách ly  tại nhà: 7 trường hợp.

+ Theo dõi hoàn thành cách ly tập trung: 9 trường hợp.

+ Lấy mẫu Xét nghiệm 56 mẫu.

* Đợt II/2021: từ 27/4/2021 đến ngày 20/9/2021 về địa phương khai báo y tế: 458 công dân.

+ Giám sát, theo dõi hoàn thành cách ly tập trung từ các T của tỉnh về: 183 lượt; qua xét nghiệp PCR phát hiện 09 công dân F0 sau giám sát 07 ngày, hiện có 07 công dân đã điều trị khỏi, 02 công dân đang điều trị ở bệnh viện tỉnh.

+ Phát hiện 12 trường hợp F1 trên địa bàn, chuyển cách ly tập trung nay đã có 09 công dân hoàn thành cách ly, hoàn thành theo dõi, 02 công đang còn cách ly tập trung, 01 tiến triển thành F0.

+ Tram y tế tham mưu UBND xã ra Quyết định cách ly tại nhà: 147 công dân, 28 công dân về từ vùng dịch, 119 công dân liên quan tiếp xúc với F1 khác.

+ Lấy mẫu xét nghiệm đến ngày 28/9/2021: 1042 mẫu, Test nhanh 476 trường hợp.

+ Tiêm Vaccin: Mũi 1: 312 người; Mũi 2: 131 người.

+ Phun hóa chất xử lý môi trường ở những nơi tập trung đông người như các chợ và các cơ quan các điểm bầu cử trên địa bàn, các hộ gia đình có công dân F0, F1,

- Công tác triển khai thành lập khung cách ly của xã:

Thực hiện theo Kế hoạch số 242/KH-UBND ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tiếp nhận công dân bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 trở về từ thành phố Hồ Chí Minh, UBND xã đã triển khai kế hoạch gấp rút lấy cơ sở Trường Mầm non xã để làm khung cách ly của xã, mua sắm trang thiệt bị để sẳn sàng đón công dân theo kế hoạch. Ngày 02/8/2021 khung cách ly của xã đã tiếp đón 35 công dân trở về từ thành phố Hồ Chí Minh và cách ly 21 ngày tại xã, đến ngày 23/8/2021 đã hoàn thành công tác cách ly và hoàn trả lại cơ sở vật chất cho trường Mầm non.

3.2. Công tác khám chữa bệnh và công tác dân số KHHGĐ

- Công tác khám chữa bệnh: 9 tháng đầu năm trạm Y tế đã tiếp nhận khám và điều trị cho 4.295 lượt người và luôn đảm bảo đủ thuốc cho công tác khám chữa bệnh.

- Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi suy dinh dưỡng 9 tháng đầu năm đạt 8,54% giảm 0,37% so với cùng kỳ năm 2020.

- Công tác DS-KHHGĐ:

Hiện nay toàn xã có 2.371 hộ/10.057 nhân khẩu([11]). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 9 tháng đầu năm là 11,05%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 12%, giảm 1,22% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số các biện pháp KHHGĐ: 328/345 đạt tỷ lệ: 95,07% đảm bảo theo kế hoạch đề ra([12]).

Công tác VSATTP được chú trọng tuyên truyền, thường xuyên rà soát các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm để quản lý. Đã kiểm tra VSATTP 2 đợt vào dịp Tết Nguyên đán, các cơ sở được kiểm tra được nhắc nhở và chấn chỉnh. Tiến hành giám sát bữa ăn đông người 38 lượt trong 9 tháng.

III. QUỐC PHÒNG – AN NINH VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN

1. Quốc phòng

          Ngay từ đầu năm, BCH Quân sự xã đã tham mưu Hội đồng NVQS xã phân công các thành viên trong Hội đồng NVQS xã và các ban ngành, đoàn thể phụ trách từng thanh niên trên địa bàn, phối hợp Ban điều hành các thôn để nắm tâm tư tình cảm, nguyện vọng từng thanh niên, đảm bảo công tác đưa thanh niên lên đường nhập ngũ. Năm 2021 xã Phú Xuân lên đường làm nhiệm vụ Quân sự và nghĩa vụ Công an 11 thanh niên được phân thành 4 đơn vị([13]), tăng 02 thanh niên so với năm 2020.

UBND xã đã chỉ đạo BCHQS xã tiến hành mời những thanh niên chống lệnh khám NVQS năm 2021 làm việc, lập biên bản vi phạm hành chính và UBND xã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu 1 thanh niên với số tiền 1.500.000 đồng.

Đã triển khai công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đâu đối với công dân độ tuổi 17 đạt 64 trường hợp.

          Hội đồng chính sách xã xét 1 hồ sơ theo quyết định 62 đủ tiêu chuẩn và đã hoàn tất thủ tục gửi lên cấp trên theo quy định.

          Thương xuyên xây dựng kế hoạch trực cơ quan và chế độ trực SSCĐ. Duy trì phối hợp với Công an xã tổ chức tuần tra mật phục vào các ngày lễ, tết, ngày cao điểm trên địa bàn.

Thực hiện theo Chỉ lệnh của cấp trên. UBND xã chỉ đạo Xã đội tham mưu triển khai lập Khung cách ly T xã đã đi vào hoạt động, đã đón 35 công dân ở các huyện về để cách ly tập trung, thời gian 21 ngày, đến nay đã hoàn thành. Đồng thời, đã phối hợp với Ban CA xã, các đồng chí là cán bộ công chức, bán chuyên trách trực chốt 24/24h tại thôn Ba Lăng để phòng chống dịch Covid-19.

    2. An ninh

- Tình hình ANCT - TTATXH trong 9 tháng đầu năm trên địa bàn xã cơ bản được giữ vững. Xảy ra 01 vụ/10 đối tượng phạm pháp hình sự về hành vi đánh bạc; vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATXH xảy ra 3 vụ/14 đối tượng và đã ra Quyết định xử phạt VPHC với số tiền 14.000.000 đồng, tịch thu sung vào công quỷ số tiền 9.250.000 đồng.

- Triển khai các biện pháp nắm tình hình ANTT, trong đó tập trung nắm tình hình ANTG, ANNT và các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai trên địa bàn xã.

- Thực hiện kế hoạch mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo ANTT trên địa bàn trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. UBND xã chỉ đạo Công an xã phối hợp với BCH Quân sự xã huy động CBCS tuần tra khép kín địa bàn để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

+ Đã tổ chức gọi hỏi, răn đe, giáo dục, yêu cầu viết cam đoan, cam kết không thực hiện hành vi phạm tội đối với các đối tượng không nghề nghiệp ổn định, có thái đồ côn đồ, nghi vấn sử dụng trái phép chất ma túy. Gọi hỏi 05 đối tượng đang chấp hành án tại địa phương (04 án treo, 01 cải tạo không giam giữ). Gọi hỏi 34 chủ cửa hàng kinh doanh hàng hóa, yêu cầu cam kết không buôn bán, tàng trữ và sử dụng pháo trái phép; gọi hỏi 9 đối tượng nghi vấn sử dụng cỏ mỹ, yêu cầu cam đoan, cám kết chấp hành pháp luật.

+ Yêu cầu cam kết kinh doanh hàng hóa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo về ANTT đối với 7 cơ sở kinh doanh có liên quan đến ANTT, 5 cửa hàng kinh doanh ăn uống.

+ Đã vận động thu hồi 02 súng tự chế và 01 vũ khí thô sơ trong quần chúng nhân dân, bàn giao Công an huyện xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Công an xã đã bắt quả tang và tham mưu UBND xã ra Quyết định xử phạt 04 trường hợp khai thác các Bạch sa trái phép với số tiền 5.500.000 đồng.

- Thực hiện Kế hoạch đợt cao điểm tuần tra kiểm soát lập lại TTCC và TTATGT trên địa bàn xã, Công an xã đã lập biên bản xử phạt 56 trường hợp/ 13.750.000 đồng. Kịp thời chấn chỉnh tình trạng không chấp hành Luật giao thông khi tham gia giao thông, nâng cao ý thức của người dân, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản cho người tham gia giao thông.

Tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh các hàng quán có hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại chợ Diên Đại và chợ Quảng Xuyên.

Tạp trung đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, vận động nhân dân chung tay xây dựng các mô hình như: mô hình camera an ninh, mô hình tổ an ninh tự quản...đang xây dựng mô hình Tiếng còi an ninh.

4. Công tác Tư pháp, hộ tịch

- Đã ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021 và triển khai tuyên truyền phổ biến luật bầu cử cho cán bộ, công chức và nhân dân.

Trong 9 tháng đã giải quyết hồ sơ hành chính các loại 3.082 trường hợp([14]).

- Công tác xây dựng và ban hành văn bản: Trong 9 tháng đầu năm HĐND và UBND xã ban hành được 574 văn bản. Trong đó: Nghị quyết HĐND xã: 7 văn bản. Quyết định của UBND xã: 179 văn bản; Thông báo: 64 văn bản; Kế hoạch: 49 văn bản; Các văn bản khác: 275 văn bản.  

Nhìn chung các văn bản được ban hành đúng thẩm quyền, đúng yêu cầu quy định của pháp luật.

          5. Công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính

- Thực hiện Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 25/01/2021 của UBND xã Phú Xuân về triển khai công tác bầu cử Trưởng thôn nhiệm kỳ 2021-2023, vào ngày 28/2 và ngày 07/3/2021 đã hoàn thành công tác bầu cử Trưởng thôn của 6 thôn trên địa bàn xã; có 2 nhân sự trưởng thôn mới (Quảng Xuyên và Diên Đại) và 4 thôn giữ nguyên nhân sự; UBND xã đã ra quyết định công nhận kết quả bầu cử Trưởng thôn của 6 thôn đảm bảo thời gian quy định.

- Thực hiện theo kế hoạch của UBBC huyện, sau khi thống nhất giữa Thường trực HĐND và UBMTTQVN xã, UBND xã đã ban hành Quyết định thành lập UBBC xã gồm 11 thành viên, thành lập 8 Ban bầu cử ở 8 địa điểm bầu cử/ 72 người, thành lập 8 Tổ bầu cử ở 8 đơn vị bầu cử/ 136 người đảm bảo theo thời gian quy định. Chỉ đạo Công an xã phối hợp các thôn gấp rút thống kê danh sách cử tri bầu cử, qua thống kê toàn xã có 6.185 cử tri, trong đó: có 3.170 cử tri nam, 3.015 cử tri nữ. Đã tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp vào ngày 23/5/2021 thành công tốt đẹp; với tỷ lệ 100% cử tri trong danh sách tham gia đi bầu cử; đã bầu đủ số lượng đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2021-2026 là 26 vị đại biểu.

          - UBND xã chỉ đạo bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, phục vụ tổ chức, công dân đến giao dịch. Niêm yết đầy đủ bộ danh mục TTHC chung áp dụng tại cấp xã và các mẫu đơn, mẫu tờ khai theo quy định của UBND tỉnh tại Quyết định 52/QĐ-UBND và Quyết định 1015/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục thủ tục hành chính được thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã và một số văn bản bổ sung, sửa đổi; bên cạnh tiếp tục rà soát, sắp xếp, đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo quy định. Trong 9 tháng đầu năm bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã tiếp nhận và giải quyết 3.010 hồ sơ, đã xử lý và trả hồ sơ đúng theo quy định; thu phí, lệ phí từ giao dịch: 26.823.000 đồng. 

          6. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng lãng phí.

- Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư:

Trong 9 tháng đầu năm UBND xã đã tổ chức 31 đợt tiếp công dân định kỳ theo kế hoạch, nhưng chỉ có 02 trường hợp liên quan đến thu gom rác thải và VSMT tại chợ Quảng Xuyên, UBND xã đã chỉ đạo xử lý theo quy định. Chỉ đạo bộ phận tiếp công dân xã duy trì nghiêm túc chế độ tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở UBND xã vào thứ 5 hàng tuần để tiếp nhận, xử lý kịp thời các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân. Đã tiếp nhận 23 đơn kiến nghị của công dân.

Trong đó: 22 đơn thuộc lĩnh vực đất đai và NTTS, 01 đơn liên quan đến BTXH. UBND xã đã chỉ đạo giải quyết dứt điểm 15 đơn, 05 đơn đang giải quyết và nằm trong thời hạn giải quyết.

- Công tác phòng, chống tham nhũng:

UBND xã tập trung thực hiện các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng, chú trọng làm tốt công tác công khai minh bạch trong cơ quan, thực hiện công tác kê khai tài sản, thu nhập đối với toàn thể cán bộ, công chức xã đúng theo quy định; tăng cường công tác quản lý ngân sách, đất đai, xây dựng cơ bản.

IV. TỒN TẠI, HẠN CHẾ

Bên cạnh những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội, quốc phong – an ninh trên địa bàn xã 9 tháng đầu năm 2021 vẫn còn những tồn tại, hạn chế sau:

- Công tác huy động các nguồn lực đầu tư cho hạ tầng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn.

- Sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính tự phát nhỏ, lẻ, chưa thực hiện theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Công tác quản lý Nhà nước, phát triển dịch vụ, TTCN và ngành nghề chưa phát huy hết tiềm năng của địa phương. Các thiết chế văn hóa, thể thao ở địa phương vẫn còn thiếu.

- Việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm mặc dù đã được xây dựng ngay từ đầu năm của một số ban ngành vẫn còn chậm, thậm chí kéo dài, hiệu quả còn thấp.

- Công tác quản lý đất đại vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: do giá đất biến động nên tình trạng tranh chấp, lần chiếm đất đai ngày càng nhiều; nhiều diện tích đất trồng cây hàng năm, đât trồng cây lâu năm chưa được cấp giấy CNQSDĐ; trên địa bàn còn 2 khu vực (dọc tỉnh lộ 3 thôn Lộc Sơn và khu vực tuyến đường Jibic thôn Xuân Ổ) chưa được lập thủ tục cấp giấy CNQSDĐ.

- Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 khó kiểm soát và diễn biến phức tạp.

- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là trộm cắp tài sản, đánh nhau và đánh bạc luôn tiềm ẩn.

B. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN ĐẾN

          I.  LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Về phát triển kinh tế, ngành nghề, TTCN, sản xuất nông nghiệp.

1.1. Dịch vụ- Thương mại:

Chỉ đạo Ban Quản lý các chợ tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19; Thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và thu gom, xử lý rác thải hằng ngày theo quy định tại các chợ; Tổ chức triển khai giải pháp QR (mã thông tin phản hồi) cho các chợ, các điểm kinh doanh trên địa bàn để quản lý tình hình di chuyển, truy vết người nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh. Tiếp tục triển khai, kiểm tra việc thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các Chợ, nhà hàng trên địa bàn. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh và UBND huyện.

Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa nhằm đảm bảo cung cầu thị trường, hàng hóa thiết yếu phục vụ người tiêu dùng và ứng phó dịch Covid-19, các sự cố thiên tai bão lụt. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tiêu thụ hàng hóa trong điều kiện xảy ra dịch Covid-19.

Tiếp tục tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương đến đầu tư phát triển các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ở khu vực Diên Đại, Quảng Xuyên; khuyến khích tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ.

1.2. Ngành nghề - TTCN: Tiếp tục đề nghị cấp trên đầu tư vốn khuyến công, khoa học công nghệ để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, mở rộng quy mô hoạt động, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vận động các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ liên kết với nhau nhằm xây dựng, phát triển, đồng thời làm cơ sở đầu mối có vai trò bao tiêu sản phẩm của các hộ sản xuất nhỏ lẻ để cung ứng ra thị trường. Phối hợp với các trung tâm dạy nghề tổ chức đào tạo nghề cho lao động trẻ trên địa bàn xã để tham gia tuyển dụng vào các khu công nghiệp, công ty và xuất khẩu lao động,... nhằm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống; vận động phát triển các ngành nghề truyền thống như: mộc, nề, cơ khí, may mặc, nước đá, nấm rơm,…

1.2. Sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp:

Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi mùa vụ phù hợp với điều kiện tự nhiên, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo nguồn nước tưới tiêu ở các khu vực để mở rộng diện tích lúa vụ Hè Thu để nâng cao sản lượng lúa.

Xây dựng kế hoạch triển khai Đăng ký chuyển đổi đất trông lúa theo Nghị Định 62/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị Định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính Phủ về quản lý và xử dụng đất trồng Lúa. Làm việc với BĐH thôn Xuân Ổ để xây dựng phương án thành lập tổ vệ nông trước khi tổ chức họp dân để triển khai thực hiện.

Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của từng vùng, nhất là diện tích đất trồng lúa bị nhiễm mặn. Thực hiện chuyển đổi diện tích gieo trồng một số cây chính như ớt, rau sạch, cây ăn quả, cải tạo vườn có giá trị hàng hóa cao.

Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, ứng dụng công nghệ sinh học để tăng nhanh sản lượng và chất lượng tổng đàn.

Khai thác tổng hợp vùng đầm phá kết hợp tính đa dạng, khả năng duy trì, tái tạo nguồn lợi thủy, hải sản và bảo vệ môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng đối tượng nuôi trên cùng một đơn vị diện tích; trong đó cần đẩy mạnh mô hình nuôi xen ghép các đối tượng có giá trị kinh tế cao đưa tổng sản lượng NTTS trong năm đạt trên 650 tấn.

Đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng, đảm bảo tốt công tác PCCC; tuyên truyền vận động người dân hạn chế đốt cây bụi vào mùa hè, tránh cháy lan rộng. Tiếp tục đề nghị cấp trên hỗ trợ cây giống để cấp phát cho người dân trồng rừng phân tán để nâng cao độ che phủ, bảo vệ môi trường.

2. Về Công tác quản lý Đất đai và bảo vệ môi trương

Thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai, khai thác hiệu quả hồ sơ, cơ sở dữ liệu địa chính. Tăng cường công tác quản lý toàn diện về tài nguyên, khoáng sản, kịp thời giải quyết, xử lý các hộ vi phạm về lấn chiếm đất đai các loại và xây dựng, khai thác tài nguyên trái phép.

Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, quan tâm nhiều hơn việc cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sinh thái, vừa đáp ứng tốt nhu cầu của hiện tại, đồng thời đảm bảo duy trì tính bền vững cho phát triển của các giai đoạn sau. Đẩy mạnh việc huy động toàn dân tích cực tham gia thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định.

3. Về Đầu tư xây dựng cơ bản- Giao thông

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình chuyển tiếp, công trình mới năm 2021. Tập trung đôn đốc các chủ đầu tư hoàn tất các thủ tục hồ sơ để tiến hành quyết toán dự án hoàn thành. Tăng cường giám sát, kiểm tra chất lượng công trình theo các quy định hiện hành của nhà nước; thực hiện công tác lập các thủ tục theo đúng trình tự,  đảm bảo yêu cầu về chất lượng và thời gian quy định. Tăng cường phối hợp, kiểm tra thực hiện kế hoạch lập lại trật tự công cộng, trật tự đô thị trên địa bàn xã.

          4. Tài chính ngân sách

- Tích cực thu đúng, thu đủ; phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách đã đề ra trong năm 2021. Khẩn trương đề nghị tổ chức đấu giá nhượng quyền sử dụng đất để có kinh phí đầu tư công trình xây dựng cơ bản đã đề ra.

- Thực hiện tốt chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý chặt chẽ chi ngân sách đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và đúng chế độ.

          II. VĂN HÓA - XÃ HỘI

          1. Văn hóa thông tin

  Tập trung cao điểm cho công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19, và tuyên truyền về chính sách pháp luật của nhà nước.

Thành lập Tổ kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa, quảng cáo, rao vặt; trò chơi điện tử năm 2021.

Tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, phối hợp làm hồ sơ công nhận Lầm Phun di tích cấp tỉnh. Chuẩn bị công tác thẩm tra, phúc tra các đơn vị đạt chuẩn văn hóa năm 2021 của UBND huyện. Tăng cường quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình; thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo; công nghệ thông tin; phát thanh; thông tin cơ sở.

          2. Giáo dục – Đào tạo

  Tiếp tục chỉ đạo các trường đảm bảo tốt các điều kiện phòng dịch Covid-19, có đầy đủ các vật dụng thiết yếu như: máy đo thân nhiệt, khẩu trang, nước sát khuẩn, xà phòng rửa tay,…Sắp xếp, bố trí phòng y tế, phòng cách ly hợp lý; rà soát, bổ sung các hồ sơ liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong nhà trường. Thường xuyên đánh giá theo Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học.

Thực hiện có hiệu quả và nâng cao mức độ đạt chuẩn phổ cập giáo dục ở các bậc học và xóa mù chữ.

Thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 1 và triển khai thực hiện đối với lớp 2, lớp 6 trong năm học 2021-2022, chuẩn bị các điều kiện về thiết bị, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 2, lớp 6 và các lớp học kế tiếp.

Tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, thực hiện tốt bếp ăn an toàn. Tiếp tục nâng cao chất lượng trong thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2.

3. Y tế - Dân số

Chủ động trong công tác giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 và các chỉ số nghi ngờ để khống chế và dập tắt nhanh chóng không để dịch lây lan trên diện rộng ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của nhân dân, xã hội hoá công tác phòng chống dịch, đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ về phòng chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống COVID-19, sẵn sàng các phương án ứng phó với tình huống cách ly y tế cơ sở khám chữa bệnh, địa bàn dân cư theo từng cấp độ. Duy trì hoạt động kiểm tra Vệ sinh an toàn Thực phẩm và hành nghề Y Dược tư nhân.

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã trong tình hình dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp, phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn xã và đảm bảo công tác y tế tại các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội hoặc cách ly y tế.

Tổ chức thực hiện và hoàn thành chỉ tiêu các chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia và phòng chống một số bệnh xã hội. Đẩy mạnh công tác tiêm chủng mở rộng phấn đấu trên 99% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, 100% trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi và bà mẹ sau sinh 01 tháng được uống Vitamin A, giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi còn ở mức dưới 7,9%.

Tiếp tục duy trì mức giảm sinh để từng bước ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng dân số, kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thành niên.

          Tăng cường công tác lồng ghép truyền thông dân số để vận động các cặp vợ chồng nằm trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện tốt các biện pháp tránh thai. Tiếp tục phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu DS-KHHGĐ năm 2021. Trong đó chú trọng đẩy mạnh các giải pháp để hạ thấp tỉ lệ sinh con thứ 3.

4. Lao động, chính sách - xã hội

Tiến hành kháo sát, thống kê lực lượng lao động chưa có việc làm, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn xã sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là đối với lao động từ TP HCM và các tỉnh phía nam trở về địa phương do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Căn cứ vào kết quả khảo sát để triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kết nối cung – cầu về lao động, việc làm, bảo đảm cho doanh nghiệp có thể duy trì sản xuất kinh doanh, người lao động có việc làm, có thu nhập, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ lao động thất nghiệp. Đẩy mạnh chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và mạng lưới học nghề, xuất khẩu lao động, trong đó chú trọng nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề.

Triển khai hỗ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid – 19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19”.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác Đền ơn đáp nghĩa”; Tiếp tục triển khai các chương trình, dự án thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo theo hướng bền vững. Triển khai tốt và có hiệu quả các chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo. Tạo điều kiện trong việc tiếp cận các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo thông qua các chính sách an sinh xã hội.

Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội và chính sách an sinh xã hội. Huy động mọi nguồn lực của xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho người có công và thân nhân của người có công với cách mạng. Đồng thời với những biện pháp quyết liệt, bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để “không để ai bị bỏ lại phía sau”, không còn các hộ có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công với cách mạng thuộc hộ nghèo, phấn đấu 100% gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

III. CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG - AN NINH; XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, TƯ PHÁP

1. Quốc phòng

Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực lực lượng nhất là trong thời điểm bùng phát của dịch bệnh Covid-19 và các dịp lễ, các sự kiện chính trị quan trọng. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nắm chắc tình hình địa bàn, giữ vững ANCT-TTATXH trong mọi thời điểm, kịp thời xử trí dứt điểm tình huống, không để bị động bất ngờ xảy ra.

Sẳn sàng huy động lực lượng dân quân tham gia phòng chống dịch khi có lệnh của BCH Quân sự huyện. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng cơ động phòng chống lụt bão, phòng chống thiên tai theo kế hoạch. Triển khai kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2022.

          2. An ninh

Triển khai các phương án, kế hoạch bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị trọng đại, các công trình, mục tiêu quan trọng. Chủ động nắm chắc tình hình địa bàn, giám sát chặt chẽ đối tượng trọng điểm, bảo đảm tốt an ninh nông thôn. Thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh tôn giáo, chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn quan hệ, móc nối, liên kết lực lượng giữa số cực đoan, chống đối trên địa bàn với các đối tượng ngoài địa phương. Đẩy mạnh công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Triển khai tấn công, trấn áp mạnh với các loại tội phạm; phát hiện sơm, triệt phá, không để hình thành băng nhóm tội phạm, các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm trên các lĩnh vực. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, tập trung kiểm tra ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thực hiện có hiệu quả Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân. Tổ chức tuần tra kiểm soát đảm bảo trật tự án toàn giao thông; tuyên truyền pháp luật về giao thông tại các khu dân cư, trường học trên địa bàn. Tăng cường xây dựng và nhân rộng các mô hình đảm bảo ANTT ở thôn, xóm.

3. Công tác xây dựng chính quyền

Thường xuyên rà soát để phân công, phân nhiệm và nâng cao trách nhiệm của các thành viên Ủy ban nhân dân xã và Ban điều hành các thôn; nhất là vai trò người đứng đầu; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước. Thực hiện đúng Luật cán bộ, công chức và quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân xã; các văn bản của Tỉnh và Huyện về việc tăng cường chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính và tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, công chức xã; tiếp tục thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực văn thư, lưu trữ; thi đua -  khen thưởng; thanh niên, trẻ em. Hướng dẫn giúp đỡ các tổ chức cá nhân tôn giáo các thủ tục hành chính về lĩnh vực tôn giáo.

4. Cải cách hành chính

Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại của xã; Kiểm soát chặt chẽ quy trình giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo tính công khai, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình của các bộ phận giải quyết thủ tục hành chính nhằm giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của tổ chức và công dân đảm bảo theo đúng thời gian quy định. Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số cải cách hành chính của xã. Tổ chức khảo sát lấy ý kiến mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cải cách hành chính nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

5. Công tác Tư pháp, Hộ tich

Tiếp tục thực hiện tốt công tác chứng thực theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính Phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch và Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chúng thực hợp đồng giao dịch. Tiếp tục thực hiện tốt Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

Nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật theo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm, chú trọng đến các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

6. Công tác tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng

Phát huy công tác tiếp dân, thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân, bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức đảm nhiệm công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư.

Giải quyết dứt điểm, kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh mới phát sinh. Triển khai công tác kê khai minh bạch tài sản, thu nhập năm 2021 theo đúng quy định.

7. Công tác PCTT&TKCN

Triển khai phương hướng, nhiệm vụ PCTT-TKCN năm 2021 từ xã đến thôn, sẵn sàng đối phó có hiệu quả với mọi diễn biến thời tiết. Chủ động triển khai tốt phương án, biện pháp phòng chống thiên tai, tìm cứu nạn đã đề ra. Chú trọng kiểm tra việc chuẩn bị kế hoạch, phương án di dời dân, phương tiện, lực lượng phòng chống và tìm kiếm cứu nạn ở từng thôn xóm, cụm dân cư để chủ động phòng, tránh có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Bố trí ngân sách để mua sắm các nhu yếu phẩm phục vụ công tác PCTT có thể xảy ra.

IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, KINH DOANH TRONG VÀ SAU THỜI KỲ DỊCH BỆNH COVID-19 TRONG 3 THÁNG CUỐI NĂM 2021

Tiếp tục vận động Hộ kinh doanh, doanh ngiệp đảm bảo an toàn phòng chống dịch cho người lao trong khi sản xuất kinh doanh.

Trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra khuyến khích những nhà kinh doanh thực hiện sử dụng các dịch vụ chuyển phát, giao hàng tận nhà, hạn chế tụ tập đông người.

Có những giải pháp để chuẩn bị cho thời điểm sau khi dịch đi qua, ưu tiên trước mắt đối với ngành dịch vụ du lịch, thương mại, vận tải…

Triển khai các chương trình về kích cầu nâng cao chất lượng, tạo thêm các dịch vụ mới và giảm giá nhiều dịch vụ. Tổ chức chương trình khuyến mãi nhằm bình ổn và kích cầu thị trường.

Triển khai đồng bộ các giải pháp để kiểm soát tốt thị trường, không để xảy ra những biến động lớn, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Kiểm soát chặt chẽ đối với các thông tin về Covid-19, kịp thời xử lý những luồng thông tin xấu, sai lệch về tình hình diễn biến của dịch bệnh cũng như việc nâng giá của các mặt hàng thiết yếu nhằm trục lợi.



([1]) Toàn xã có: 1 cây xăng; 6 cơ sở bán phân bón và thuốc BVTV; 27 dịch vụ thầu xây dựng; 28 quán cà phê giải khát; 57 quan ăn; 6 cơ sở kinh doanh gas; 47 quán tập hóa các loại; 10 chiếc xe mốc, ủi chuyên làm san lấp mặt bằng; 8 cơ sở bán thuốc tây; 8 karaoke; 17 cơ sở bán thức ăn thủy sản và gia xúc …

([2])  Tổng số tiểu thương kinh doanh buôn bán ở các chợ trên địa bàn xã là 204 người. Trong đó: Chợ Diên Đại 96 người; chợ Quảng Xuyên 89 người và chợ Thủy Diện 19 người.

([3]) Toàn xã có: 01 công ty may; 11 cơ sở đúc ba lô; 16 cơ sở nhôm kính; 11 cơ sở cơ khí; 18 cở sở xay sát; 11 cơ sở mộc dân dụng; 5 cơ sở sản xuất mì ổ; 18 cơ sở sửa xe máy; 01 cơ sở sản xuất nước lọc; 162 vòm nấm rơm; 1.047 công nhân may và ngành nghề khác lao động trong tỉnh.

([4]) Có 1 trang trại gà đẻ trứng cho ra thị trường hơn 3000 quả trứng/ ngày; 01 gia trại nuôi yến; 27 gia trại nuôi gia súc, gia cầm Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn xã ước khoảng: 56.250 con (Trong đó: Trâu + bò: 763 con; lợn 620 con; gia cầm: 55.000 con).

.

([5]) Trong đó: thôn Ba Lăng: 5 con.  (đợt 1; 3 con. đợt 2 : 2 con). thôn Quảng Xuyên: 11con. (đợt 1; 6 con, đợt 2: 5 con). thôn Xuân Ổ: 8 con. (đợt 1; 4 con, đợt 2: 4 con). thôn Diên Đại: 3 con. (đợt 1: 3 con). thôn Lộc Sơn: 3 con. (đợt 1: 2 con; đợt 2: 1 con). 

([6]) Trong đó: Thuế khu vực ngoài QD: 433 triệu đồng; thuế thu nhập cá nhân hộ cá thể: 145 triệu đồng; lệ phí trước bạ: 253 triệu đồng; thu cấp QSDĐ: 5.684 triệu đồng; phí lệ phí: 49 triệu đồng; thu quỹ đất công, HLCS, sự nghiệp: 293 triệu đồng; thu khác tại xã: 208 triệu đồng; thu chuyển nguồn: 2.951 triệu đồng. 

([7]) Hộ bà Đặng Thị Đáng ở thôn Quảng Xuyên; hộ ông Nguyễn Cửu Khánh ở thôn Ba Lăng.

([8]) Hộ bà Đặng Thị Thòa ở thôn Quảng Xuyên.

([9]) Ông Nguyễn Thiện Huy, thửa đất 122, tờ bản đồ 19, diện tích chuyển đổi mục đích là 200m2.; Ông Đinh Viết Thà, thửa đất 376, tờ bản đồ 21, diện tích chuyển đổi mục đích là 300m2.; Ông Phan Trường Quân, thửa đất 1125, tờ bản đồ 14, diện tích chuyển đổi mục đích là 174,4m2.; Ông Phan Trường Lục, thửa đất 1124, tờ bản đồ 14, diện tích chuyển đổi mục đích là 100m2; bà Nguyễn Thị Hồng Lan, thửa đất số 1131, tờ bản đồ số 14, diện tích chuyển đổi mục đích là 213m2.

([10]) Trong đó bao gồm: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 20 hồ sơ; Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 44 hồ sơ; Đính chính: 34 hồ sơ; Gia hạn: 21 hồ sơ; Đăng ký biến động: 99 hồ sơ.

 

([11]) Trong đó: Ba Lăng 414 hộ/ 1.696 nhân khẩu; Quảng Xuyên 598 hộ/ 2.513 nhân khẩu; Xuân Ổ 633 hộ/ 2.600 nhân khẩu; Thủy Diện 220 hộ/ 985 nhân khẩu; Diên Đại 279 hộ/ 1.196 nhân khẩu; Lộc Sơn 227 hộ/ 1.067 nhân khẩu.

([12]) Trong đó: DCTC : 50/72 đạt tỷ lệ : 69,44% ; Triệt sản : 2/3 đạt tỷ lệ : 66,66%; Thuốc cấy: 3/3 Đạt tỷ lệ 100%; Thuốc tiêm: 3/16 đạt tỷ lệ: 18,75%; Thuốc uống: 79/81 đạt tỷ lệ: 97,63% ; BCS: 191/170 đạt tỷ lệ 112,3%.

([13]) Trong đó: Công an 01 thanh niên; Biên phòng tỉnh: 02 thanh niên; Sư đoàn 324: 04 thanh niên; Sư đoàn 968: 04 thanh niên.

([14]) Trong đó: Hộ tịch: 802 trường hợp(Đăng ký khai sinh: 656 trường hợp; Đăng ký khai tử: 112 trường hợp; Đăng ký kết hôn: 33 trường hợp; Xác nhận tình trạng hôn nhân: 94 trường hợp; Đăng ký giám hộ: 01 trường hợp). Tư pháp: 2.186 trường hợp (Chứng thực bản sao từ bản chính: 1.649 trường hợp, Chứng thực hợp đồng giao dịch: 123 trường hợp, Chứng thực chữ ký: 414 trường hợp).

 

Thực hiện Nghị quyết số 12 - NQ/ĐU ngày 29 tháng 12 năm 2020 của Đảng ủy về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; UBND xã ban hành Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 06/01/2021 về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. UBND xã đã điều hành các ban ngành, các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện. Kết quả tình hình kinh tế- xã hội của xã trong 9 tháng đầu năm 2021 như sau:

 

A. TÌNH HÌNH KT - XH 9 tháng đầu năm 2021

Các chỉ tiêu chủ yếu

 

TT

Chỉ số

Đơn vị tính

Kế hoạch năm 2021

TH

9 tháng năm 2021

Ước TH năm 2021

So sánh (%)

9 tháng/ KH năm 2021

Ước TH năm 2021

1

Giá trị sản xuất thực tế

Tỷ đồng

493,7

461,1

419,1

93

105

 

- Nông, lâm, ngư nghiệp

Tỷ đồng

194,2

157,5

166,2

81,1

85,6

 

- TTCN, ngành nghề và xây dựng

Tỷ đồng

157,6

157,7

180,3

100,1

114,4

 

- Dịch vụ

Tỷ đồng

141,9

145,7

172,6

102,7

121,7

2

Tổng sản lượng lương thực có hạt

Tấn

2.900

3.471

3.471

119,6

119,6

3

Tổng sản lượng đánh bắt và NTTS

Tấn

800

736,8

768,6

92,1

96

 

- Đánh bắt TN

Tấn

150

153,5

159,4

102,3

106,2

- NTTS

Tấn

650

583,3

609,2

89,7

106,2

4

Tổng thu nhập bình quân đầu người

Triệu đồng

50

-

48,9

-

97,8

5

Tổng vốn đầu tư xã hội tăng thêm

Tỷ đồng

60

59,2

61,9

98,7

103

6

Tổng thu ngân sách

Triệu đồng

7.671

15.699

17.323

204,6

225,8

7

Tổng chi ngân sách

Triệu đồng

7.671

3.239

7.671

42,2

100

TT

Chỉ số

Đơn vị tính

Kế hoạch năm 2021

TH

9 tháng năm 2021

Ước TH năm 2021

So sánh (%)

9 tháng/ KH năm 2021

Ước TH năm 2021

8

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD

%

8,5

8,54

8,5

90,2

100

9

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ

%

0,5-1

-

1,05

-

100

10

Tỷ lệ hộ nghèo

%

6,12

5,99

5,62

26

100

11

Tạo việc làm mới

340

298

340

87,6

100

12

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

64

63,2

63,5

98,7

99,2

13

Tỷ lệ dùng nước máy

%

94

94

94

100

100

14

Tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải

%

86

95

96

110,4

111,6

 

 

I. KINH TẾ

1. Dịch vụ

Các hoạt động dịch vụ, thương mại tiếp tục duy trì phát triển, nhu cầu mua sắm hàng hóa tăng cao vào dịp tết, lễ. Các loại hình dịch vụ phát triển về quy mô, số lượng và nhiều loại hình kinh doanh([1]); các chợ vẫn duy trì hoạt động kinh doanh, các tiểu thương([2]) đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh buôn bán nhằm thu hút người mua. Bên cạnh đó, do đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển và đầu tư của ngành Dịch vụ, thương mai trên địa bàn xã. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 145,7 tỷ đồng, đạt 102,7% kế hoạch năm 2021, ước thực hiện đến cuối năm 2021 đạt 172,6 tỷ đồng, đạt 121,7%, tăng 52,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020, chiểm tỷ trọng 33,2% tổng giá trị sản xuất thực tế.

2. Tiểu thủ công nghiệp- Xây dựng

Cơ cấu ngành nghề trong nông thôn có những thay đổi đáng kể và phát triển đa dạng. Các ngành nghề mộc, nề, gò hàn, nấm rơm, may mặc và lao động ở các khu công nghiệp, lao động phổ thông.v.v. vẫn duy trì phát triển([3]).

Trong 9 tháng đầu năm 2021 tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn xã 59,2 tỷ đồng (trong đó: Ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng: 8,95 tỷ đồng, ngân sách nhâ dân đầu tư xây dựng: 50,25 tỷ đồng).

Do đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp- xây dựng; tổng giá trị sản xuất TTCN- xây dựng trong 9 tháng ước đạt 157,7 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch năm 2021, ước thực hiện cuối đến cuối năm 2021 đạt 180,3 tỷ đồng, đạt 114,4 %, tăng 40,8 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020, chiểm tỷ trọng 34,7% tổng giá trị sản xuất thực tế.

3. Nông nghiệp

2.1. Trồng lúa: Tổng diện tích gieo cấy lúa vụ Đông Xuân: 323,7 ha, năng suất bình quân đạt 63,27 tạ/ha; tổng sản lượng đạt 2.048 tấn.

Vụ Hè thu năm 2021 trên địa bàn xã gieo sạ với diện tích 250,6 ha năng suất bình quân đạt 56,8 tạ/ha; tổng sản lượng đạt: 1.423,4 tấn.

Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 3.471 tấn, đạt 120% kế hoạch năm 2021, ước giá trị kinh tế đạt: 22,87 tỷ đồng.

2.2. Trồng màu: Vụ Đông Xuân năm 2020-2021 tình hình sản xuất hoa màu trên địa bàn xã có xu hướng giảm do thời tiết rét đậm, rét hại và lực lượng lao động ngày càng giảm nên khó khăn sản xuất cho người dân. Tổng diện tích trồng kể cả xen canh gối vụ đạt khoảng 95,7 ha. Vùng trạng Quảng Xuyên, Ba Lăng hiện nay diện tích người dân không đưa vào sản xuất ngày càng nhiều, đây là vùng sản xuất hoa màu trọng điểm trước đây của xã. Tổng diện tích trồng dưa hấu toàn xã là 21ha, tập trung vùng Xuân Ổ và Diên Đại, đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân.

Tổng diện tích trồng sen toàn xã là 4,8 ha tập trung trồng ở Lộc Sơn và Ba Lăng, đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

2.3. Chăn nuôi, thú y: Ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Hình thành các mô hình chăn nuôi theo hương trang trại, gia trại hoạt động có hiệu quả([4]). Triển khai kế hoạch tiêm phòng dại chó năm 2021; tỷ lệ tiêm phòng đạt 76,5% kế hoạch đã đề ra, nguyên nhân kế hoạch đưa ra cao trong khi hiện nay lượng chó nuôi trên địa bàn giảm mạnh. Triển khai Kế hoạch tiêu độc khử trùng trâu bò và rà soát tổng đàn trâu bò trên địa để triển khai công tác phòng chống dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò, qua rà soát tổng đàn trâu bò trên địa bàn xã là 763 con/130 hộ nuôi; trong đó trâu: 302 con/56 hộ; Bò 461 con/74 hộ. Tỷ lệ tiêm phòng đạt 100% kế hoạch đã đề ra, tiếp tục triển khai tiêm bổ sung; 13 con bò nhiễm bệnh đã được điều trị lành bệnh; công tác tiêm phòng vụ thu được triển khai theo kế hoạch đã đề ra.

2.4. Nuôi trồng thủy sản:

- Tổng diện tích NTTS: 675,6 ha. Trong đó: Cao triều: 245,2 ha;  Hạ triều: 95,8 ha; Chắn sáo: 334,6 ha.

Tình hình NTTS năm 2021 trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn, kinh phí đầu tư ban đầu cao do phải khắc phục thiên tai bão lũ năm 2020; môi trường đầm phá không đảm bảo, tình hình dịch bệnh ở Tôm thường xuyên xảy ra, giống cá Kình, cá Dìa không trôi; dịch Covid-19 bùng phát nên ảnh hưởng rất lớn cho người dân NTTS, nhất giá cả hạ và thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.

- Tổng sản lượng đánh bắt và NTTS: 728 tấn; trong đó: NTTS: 583,3 tấn, đánh bắt tự nhiên: 145,2 tấn. Ước thực hiện đến cuối năm đạt 774,6 tấn đạt 96,8% kế hoạch năm 2021 (Trong đó: Đánh bắt tự nhiện: 151,1 tấn; NTTS: 623,5 tấn). Tổng giá trị kinh tế từ đánh bắt và NTTS năm 2021 ướt đạt: 105,5 tỷ đồng.

- Nuôi cá lồng nước lợ: 10 lồng chủ yếu ở thôn Lê Bình.

          - Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản: Dự án thích ứng và biến đổi khí hậu đã hỗ trợ 8 vạn tôm Sú và 2.500 Cua thả giống tại khu bảo vệ Vũng Điện.

- Về tình hình ươm giống: tranh thủ thời tiết nắng ấm đầu năm, có độ mặn nhân dân khẩn trương cải tạo ao hồ để ươm giống đặt biệt là Tôm, Cua để cung cấp ra vùng nuôi chắn sáo và các vùng khác, diện tích ươm toàn xã khoản 45 ha chủ yếu vùng nuôi Thuỷ Diện, Xuân Ổ và Diên Đại. Vùng nuôi chắn sáo bà con đã xuống vụ thả nuôi 100% diện tích, tuy nhiên nguồn giống hiện nay gặp khó khăn như Tôm, Cua ươm sẵn không đủ cung cấp cho nhu cầu của người dân.

2.5. Lâm nghiệp: Xây dựng Phương án PCCC rừng năm 2021, tuyên truyền người dân chủ động trong công tác PCCC và bảo vệ rừng; UBND huyện hỗ trợ 2.500 cây keo, UBND xã bố trí cho chi hội nông dân thôn Lộc Sơn trồng tại khu vực giáp ranh xã Phú Hồ;

Phối hợp với dự án FMCR triển khai dự án trồng rừng ngập mặn tại Thôn Xuân Ổ và Quảng Xuyên; trồng cây bản địa tại thôn Ba Lăng, Quảng Xuyên và trồng cây phân tán tại khu vực Diên Đại.

2.6. Về các Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc CTMTQG giảm nghèo:

- Về Dự án nuôi Bò sinh sản, hỗ trợ 02 đợt với số lượng 30 con Bò([5]); đợt 01 với số lượng 18 con, đợt 02 với số lượng 12 con, UBND xã đã cung cấp hỗ trợ đủ 30 con cho nhân dân.

- Về các Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong năm 2021: UBND huyện bố trí 02 mô hình; mô hình trồng rau đắng tại vùng đất nhiễm mặn và mô hình dẫn dụ sinh học (dẫn dụ côn trùng để tiêu diệt), UBND xã mời BĐH các thôn và các Đoàn thể ở xã để họp thống nhất chọn vùng và chọn hộ thực hiện mô hình trồng râu đắng chọn thôn Xuân Ổ, Quảng Xuyên; mô hình dẫn dụ sinh học chọn thôn Quảng Xuyên và Ba Lăng, hiện nay đã triển khai đến với các hộ đăng ký. Vụ Đông Xuân 2020-2021, UBND xã liên hệ với Công ty giống ở miền Nam để mua giống lúa nhiễm mặn OM để trồng thử nghiệm tại Phú Xuân với diện tích 04 sào, UBND xã chọn trồng thử nghiệm tại vùng đất nhiễm mặn tại thôn Xuân Ổ và Quảng Xuyên cho năng suất cao với năng suất bình quân đạt 75 tạ/ha.

Tổng giá trị sản xuất Nông nghiệp 9 tháng đầu năm đạt 157,5 tỷ đồng, đạt 81,1% kế hoạch năm 2021; ước thực hiện đến cuối năm 2021 đạt 166,2 tỷ đồng giảm 23,7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020, chiểm tỷ trọng 32% tổng giá trị sản xuất thực tế.

2.7. Về công tác chỉ đạo HTX nông nghiệp Lộc Sơn

UBND xã đã nhiều lần làm việc với Hội đồng quản trị HTX nông nghiệp Lộc Sơn để chuẩn bị cho công tác Đại hội thành viên HTX; đã chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng quản trị chuẩn bị văn kiện Đại hội và nhân sự Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới; nhưng do tình hình dịch Covid-19 nên vẫn chưa đại hội được.

4. Xây dựng cơ bản và phát triển nông thôn

4.1. Xây dựng cơ bản:

Đang tiến hành thi công 5 công trình với tổng kinh phí đầu tư: 6,8 tỷ đồng.

1. Công trình nạo vét mương NTTS, kinh phí đầu tư: 500 triệu đồng.

2. Nâng cấp tuyến đường trục chính Diên Đại – Xuân Ổ (giai đoạn 2), kinh phí đầu tư: 3 tỷ đồng.

3. Công trình lối đi nội bộ và nhà vệ sinh của giáo viên trường THCS Phú Xuân, kinh phí đầu tư: 1,1 tỷ đồng.

4. Công trình chống xuống cấp tường rào và cổng trường TH Phú Xuân 1, kinh phí đầu tư: 1,2 tỷ đồng.

5. Công trình chống xuống cấp tường rào và nhà vệ sinh học sinh và giáo viên, kinh phí đầu tư: 1 tỷ đồng.

4.2. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

Từ đầu năm UBND xã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Phú Xuân năm 2021; hiện UBND xã đang tập trung chỉ đạo thực hiện đầu tư xây dựng công trình kênh mương và nâng cấp sửa chữa chợ Quảng Xuyên, để phấn đấu trong năm thực hiện hoàn thành từ 1-2 tiêu chí.

5. Tài chính ngân sách

- Tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng đầu năm 2021 (không tính thu bổ sung ngân sách cấp trên): 15.699 triệu đồng([6]), đạt 204,6% kế hoạch HĐND xã giao.

- Tổng chi ngân sách xã 9 tháng đầu năm 2021: 3.239 triệu đồng đạt 42% kế hoạch năm 2021, trong đó: Chi đầu tư phát triển: 0,325 tỷ đồng, đạt 9% kế hoạch; chi thường xuyên: 2,87 tỷ đồng, đạt 69% kế hoạch.

6. Công tác Tài nguyên- Môi trường

6.1. Công tác quản lý đất đai:

    - Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Hoàn thiện hồ sơ giải phóng mặt bằng khu quy hoạch đất ở Diên Đại và Xuân Ổ với số lượng 25 lô; phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất tổ chức đấu được 15 lô ở khu quy hoạch Xuân Ổ với tổng số tiền là: 15.756.460.000đ (Mười lăm tỷ bảy trăm sáu mươi lăm triệu bốn trăm sáu mươi ngàn đông), hiện nay các cá nhân đấu trúng đã nộp đủ số tiền.

- Công tác giao đất: Hội đồng xét duyệt cấp đất của xã đã xét duyệt và lập hồ sơ giao đất cho 02 hộ thuộc đối tượng hộ nghèo([7]) và 01 hộ thuộc đối tượng chính sách([8]).

Đang hoàn thiện 3 hồ sơ thuộc hộ nghèo ở thôn Quảng Xuyên để đề nghị xét duyệt xin giao đất ở.

- Chuyển mục đích sử dụng đất: Trong 9 tháng đã lập hồ sơ đề nghị chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho 4 trường hợp([9]) với tổng diện tích: 987,4m2.

- Tình hình đăng ký đất đai: Tình hình cấp giấy chứng nhận và cấp đổi, đính chính, đăng ký biến động là 218 hồ sơ([10]), tất cả điều tiến hành số hóa 100%.

6.2. Về môi trường:

- Triển khai kế hoạch vệ sinh môi trường mừng Đảng, mừng xuân Tân Sửu 2021; Đôn đốc các thôn và Công ty dịch vụ thu gom rác thải tăng cường tần suất vận chuyển, xử lý rác thải đảm bảo không để tồn đọng gây mất cảnh quan, ô nhiễm môi trường trước, trong và sau tết Tân Sửu; bên cạnh đó đã triển khai thực hiện tốt đề án “Ngày chủ nhật xanh”.

- UBND xã hợp đồng với Công ty Hằng Trung thu gom rác thải với tổng kinh phí 818.000.000 đồng/ năm; xoá điểm trung chuyển rác tại thôn Diên Đại; lên lịch thu gom rác trên địa bàn xã, đồng thời thống báo rộng rãi cho nhân dân biết; hiện nay tỷ lệ thu gom rác trên địa bàn xã đạt 95%.

- Công trình nạo vét kênh mương phục NTTS và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã đã được triển khai.

- Về công tác thu phí VSMT đã thu đến tháng 8/2021, tỷ lệ thu đạt trên 80%.

- Công tác thu hồi Fomosa hiện nay đã thu hồi được: 1.218.710.000 đồng, số tiền còn lại phải thu hồi: 98.790.000 đồng/15 đối tượng (có 01 đối tượng chết); tỷ lệ thu đạt 92,46%.

II. VĂN HÓA- XÃ HỘI

1. Về Giáo dục – Đào tạo

Trong 9 tháng đầu năm 2021, Ngành giáo dục đã tiếp tục triển khai các nội dung của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được thực hiện có hiệu quả; về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá và bồi dưỡng giáo viên được ngành đặc biệt quan tâm. Công tác truyền thông được đẩy mạnh, tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân, xã hội và đội ngũ nhà giáo.

Các trường thực hiện nghiêm túc và hoàn thành chương trình dạy học theo Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 24/8/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm học 2020-2021 theo kế hoạch Phòng GD&ĐT huyện đề ra. Chất lượng giáo dục được nâng cao, cảnh quang môi trường được chú trọng, đặc biệt thực hiện có hiệu quả phong trào  “Ngày chủ nhật xanh”; đảm bảo công tác vệ sinh phòng dịch Covid-19.

Kết quả năm học 2020-2021:

* Về Chất lượng đại trà:

+ Có 191/191 cháu được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chường trình bậc mầm non.

+ 100% học sinh (kể cả 2 trường) hoàn thành chương trình bậc tiểu học.

+ 100% học sinh tốt nghiệp THCS.

Công tác Phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được giữ vững mức độ II và đạt chỉ tiêu với Kế hoạch đề ra (PCGD Tiểu học mức độ III, PCGD THCS mức độ III)

* Về Chất lượng mũi nhọn: Ở cấp THCS có 57 học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện. Cấp Tiểu học có 21 học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi huyện và nhiều giải khác.

Bước vào năm học mới 2021-2022, do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên các trường tổ chức khai giảng và tổ chức học tập thông qua trực tuyên. Sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát, thực hiện chỉ đạo của cấp trên và địa phương, các đơn vị trường học đã hoàn tất các bước phòng, chống dịch để sẵn sàng đón học sinh trở lại trường học từ ngày 20/9/2021. Hiện nay tình hình dạy và học các trường cơ bản ổn định, trường Mầm Non đã tổ chức học bán trú.

2. Văn hóa- xã hội

2.1. Văn hóa - Thông tin và truyền thanh: Thực hiện trang hoàn pano, băng rôn, cờ để chào mừng ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế, Tết cổ truyền dân tộc Tân Sửu 2021 và đặc biệt tuyên truyền công tác bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HDND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Tập trung tuyên truyền về các văn bản, các hướng dẫn của cấp trên về phòng, chống Covid-19 trên hệ thống truyền thanh của xã; đồng thời mời các tổ chức tôn giáo và các cơ sở kinh doanh đến cám kết trong phòng chống dịch Covid-19.

- Đã ban hành kế hoạch phong trào “TDĐKXDĐSVH” năm 2021; Kế hoạch Chương trình phát triển nguồn nhân lực; Kế hoạch Đào tạo nghề, GQVL và XKLĐ năm 2021. Tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch Đào tạo nghề, tạo việc làm mới và XKLĐ. Công tác tạo việc làm mới 9 tháng đầu năm đạt: 298 người, XKLĐ thị trường Nhật Bản là 08 người, đào tạo nghề 76 người.

- Tổ chức kiểm tra và thực hiện ký cam kết đối với những hộ kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng trong dịp Tết Tân Sửu năm 2021.

- Chỉ đạo bộ phận văn hóa xã hội tổng hợp và chi trả kinh phí hỗ trợ đợt III cho 05 lao động khó khăn do dịch Covid-19.

- Tổ chức khảo sát thực địa hiện trạng Lùm Phun tiếp theo để hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng Khoa học tỉnh, theo lịch làm việc của Sở Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Bảo tàng Lịch sử tỉnh vào ngày 14/9/2021.

2.2. An sinh xã hội: Thực hiện chi trả đúng và đủ các chế độ đối với người có công với cách mạng và các đối tượng bảo trợ xã hội. Tổng số tiền chi trả các đối tượng đến tháng 9/2021 là 2.509,9 triệu đồng/186 đối tượng.

Giải quyết liên thông lĩnh vực người có công và chế độ BTXH 68 hồ sơ.

Nhân dịp tết Nguyên đáng và lễ 27/7, UBND xã đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà của Chủ tịch nước, quà lãnh đạo Tỉnh, quà của các tổ chức, cá nhân cho các đối tượng chính sách có công, đối tượng BTXH, hộ nghèo trên địa bàn xã, gồm quà của Chủ tịch nước tặng: 274,5 triệu đồng/ 896 suất, quà Tỉnh tặng: 263,5 triệu đồng/ 710 suất, quà huyện tặng 12,5 triệu đồng/ 25 suất.

Đã chỉ đạo Hội đồng xét duyệt, xác định mức độ khuyết tật của xã họp xét duyệt thông qua 22 hồ sơ, có 15 hồ sơ đủ điều kiện; trong đó: có 03 hồ sơ khuyết tật đặc biệt nặng, 12 hồ sơ khuyết tật nặng.

Tiến hành rà soát, bổ sung đồng thời cấp phát  6.343 thẻ BHYT DK cho người dân sống trên địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn.

Chỉ đạo bộ phân VHXH tiến hành chi trả tiền thoái thu BHYT hộ gia đình cho  đợt 2 đợt: 594.883.449 đồng, trong đó: đợt 1 là 3.391 thẻ/545.559.030 đồng; đợt 2 là 49.324.419 đồng.

Tổ chức điều tra rà soát đối tượng khuyết tật trên địa bàn xã là 131 người.

3. Y tế

3.1. Công tác phòng chống dịch COVID-19

Đã triển khai thực hiện công văn chỉ đạo về công tác phòng chống dịch của Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh, Sở y tế, UBND huyện và BCĐ phòng chống dịch COVID-19 huyện. Ban hành các văn bản, kế hoạch, quyết định về phòng chống dịch bệnh, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã, phòng chống dịch bệnh ở người. Xây dựng các phương án nâng cao cấp độ phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn xã phù hợp với tình hình thực tế. Thực hiện giám sát, phát hiện, xử lý ca bệnh kịp thời. Tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh. Thực hiện Công điện số 1102/CĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dich Covid-19 trên toàn quốc, UBND xã đã thành lập Trung tâm Chỉ huy phòng chống dịch Covid-19 và ban hành quy chế hoạt động của Trung tâm chỉ huy.

- Triển khai đón tiếp công dân về địa phương đến khai báo y tế và giám sát, theo dõi công dân về các thôn lưu trú:

* Đợt I/2021: giám sát 1.131 trường hợp từ các tỉnh về địa phương.

+ Tham mưu BCĐ ra QĐ cách ly  tại nhà: 7 trường hợp.

+ Theo dõi hoàn thành cách ly tập trung: 9 trường hợp.

+ Lấy mẫu Xét nghiệm 56 mẫu.

* Đợt II/2021: từ 27/4/2021 đến ngày 20/9/2021 về địa phương khai báo y tế: 458 công dân.

+ Giám sát, theo dõi hoàn thành cách ly tập trung từ các T của tỉnh về: 183 lượt; qua xét nghiệp PCR phát hiện 09 công dân F0 sau giám sát 07 ngày, hiện có 07 công dân đã điều trị khỏi, 02 công dân đang điều trị ở bệnh viện tỉnh.

+ Phát hiện 12 trường hợp F1 trên địa bàn, chuyển cách ly tập trung nay đã có 09 công dân hoàn thành cách ly, hoàn thành theo dõi, 02 công đang còn cách ly tập trung, 01 tiến triển thành F0.

+ Tram y tế tham mưu UBND xã ra Quyết định cách ly tại nhà: 147 công dân, 28 công dân về từ vùng dịch, 119 công dân liên quan tiếp xúc với F1 khác.

+ Lấy mẫu xét nghiệm đến ngày 28/9/2021: 1042 mẫu, Test nhanh 476 trường hợp.

+ Tiêm Vaccin: Mũi 1: 312 người; Mũi 2: 131 người.

+ Phun hóa chất xử lý môi trường ở những nơi tập trung đông người như các chợ và các cơ quan các điểm bầu cử trên địa bàn, các hộ gia đình có công dân F0, F1,

- Công tác triển khai thành lập khung cách ly của xã:

Thực hiện theo Kế hoạch số 242/KH-UBND ngày 16/7/2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tiếp nhận công dân bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 trở về từ thành phố Hồ Chí Minh, UBND xã đã triển khai kế hoạch gấp rút lấy cơ sở Trường Mầm non xã để làm khung cách ly của xã, mua sắm trang thiệt bị để sẳn sàng đón công dân theo kế hoạch. Ngày 02/8/2021 khung cách ly của xã đã tiếp đón 35 công dân trở về từ thành phố Hồ Chí Minh và cách ly 21 ngày tại xã, đến ngày 23/8/2021 đã hoàn thành công tác cách ly và hoàn trả lại cơ sở vật chất cho trường Mầm non.

3.2. Công tác khám chữa bệnh và công tác dân số KHHGĐ

- Công tác khám chữa bệnh: 9 tháng đầu năm trạm Y tế đã tiếp nhận khám và điều trị cho 4.295 lượt người và luôn đảm bảo đủ thuốc cho công tác khám chữa bệnh.

- Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi suy dinh dưỡng 9 tháng đầu năm đạt 8,54% giảm 0,37% so với cùng kỳ năm 2020.

- Công tác DS-KHHGĐ:

Hiện nay toàn xã có 2.371 hộ/10.057 nhân khẩu([11]). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 9 tháng đầu năm là 11,05%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 12%, giảm 1,22% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng số các biện pháp KHHGĐ: 328/345 đạt tỷ lệ: 95,07% đảm bảo theo kế hoạch đề ra([12]).

Công tác VSATTP được chú trọng tuyên truyền, thường xuyên rà soát các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm để quản lý. Đã kiểm tra VSATTP 2 đợt vào dịp Tết Nguyên đán, các cơ sở được kiểm tra được nhắc nhở và chấn chỉnh. Tiến hành giám sát bữa ăn đông người 38 lượt trong 9 tháng.

III. QUỐC PHÒNG – AN NINH VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN

1. Quốc phòng

          Ngay từ đầu năm, BCH Quân sự xã đã tham mưu Hội đồng NVQS xã phân công các thành viên trong Hội đồng NVQS xã và các ban ngành, đoàn thể phụ trách từng thanh niên trên địa bàn, phối hợp Ban điều hành các thôn để nắm tâm tư tình cảm, nguyện vọng từng thanh niên, đảm bảo công tác đưa thanh niên lên đường nhập ngũ. Năm 2021 xã Phú Xuân lên đường làm nhiệm vụ Quân sự và nghĩa vụ Công an 11 thanh niên được phân thành 4 đơn vị([13]), tăng 02 thanh niên so với năm 2020.

UBND xã đã chỉ đạo BCHQS xã tiến hành mời những thanh niên chống lệnh khám NVQS năm 2021 làm việc, lập biên bản vi phạm hành chính và UBND xã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu 1 thanh niên với số tiền 1.500.000 đồng.

Đã triển khai công tác đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đâu đối với công dân độ tuổi 17 đạt 64 trường hợp.

          Hội đồng chính sách xã xét 1 hồ sơ theo quyết định 62 đủ tiêu chuẩn và đã hoàn tất thủ tục gửi lên cấp trên theo quy định.

          Thương xuyên xây dựng kế hoạch trực cơ quan và chế độ trực SSCĐ. Duy trì phối hợp với Công an xã tổ chức tuần tra mật phục vào các ngày lễ, tết, ngày cao điểm trên địa bàn.

Thực hiện theo Chỉ lệnh của cấp trên. UBND xã chỉ đạo Xã đội tham mưu triển khai lập Khung cách ly T xã đã đi vào hoạt động, đã đón 35 công dân ở các huyện về để cách ly tập trung, thời gian 21 ngày, đến nay đã hoàn thành. Đồng thời, đã phối hợp với Ban CA xã, các đồng chí là cán bộ công chức, bán chuyên trách trực chốt 24/24h tại thôn Ba Lăng để phòng chống dịch Covid-19.

    2. An ninh

- Tình hình ANCT - TTATXH trong 9 tháng đầu năm trên địa bàn xã cơ bản được giữ vững. Xảy ra 01 vụ/10 đối tượng phạm pháp hình sự về hành vi đánh bạc; vi phạm hành chính trong lĩnh vực TTATXH xảy ra 3 vụ/14 đối tượng và đã ra Quyết định xử phạt VPHC với số tiền 14.000.000 đồng, tịch thu sung vào công quỷ số tiền 9.250.000 đồng.

- Triển khai các biện pháp nắm tình hình ANTT, trong đó tập trung nắm tình hình ANTG, ANNT và các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai trên địa bàn xã.

- Thực hiện kế hoạch mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo ANTT trên địa bàn trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. UBND xã chỉ đạo Công an xã phối hợp với BCH Quân sự xã huy động CBCS tuần tra khép kín địa bàn để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

+ Đã tổ chức gọi hỏi, răn đe, giáo dục, yêu cầu viết cam đoan, cam kết không thực hiện hành vi phạm tội đối với các đối tượng không nghề nghiệp ổn định, có thái đồ côn đồ, nghi vấn sử dụng trái phép chất ma túy. Gọi hỏi 05 đối tượng đang chấp hành án tại địa phương (04 án treo, 01 cải tạo không giam giữ). Gọi hỏi 34 chủ cửa hàng kinh doanh hàng hóa, yêu cầu cam kết không buôn bán, tàng trữ và sử dụng pháo trái phép; gọi hỏi 9 đối tượng nghi vấn sử dụng cỏ mỹ, yêu cầu cam đoan, cám kết chấp hành pháp luật.

+ Yêu cầu cam kết kinh doanh hàng hóa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo về ANTT đối với 7 cơ sở kinh doanh có liên quan đến ANTT, 5 cửa hàng kinh doanh ăn uống.

+ Đã vận động thu hồi 02 súng tự chế và 01 vũ khí thô sơ trong quần chúng nhân dân, bàn giao Công an huyện xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Công an xã đã bắt quả tang và tham mưu UBND xã ra Quyết định xử phạt 04 trường hợp khai thác các Bạch sa trái phép với số tiền 5.500.000 đồng.

- Thực hiện Kế hoạch đợt cao điểm tuần tra kiểm soát lập lại TTCC và TTATGT trên địa bàn xã, Công an xã đã lập biên bản xử phạt 56 trường hợp/ 13.750.000 đồng. Kịp thời chấn chỉnh tình trạng không chấp hành Luật giao thông khi tham gia giao thông, nâng cao ý thức của người dân, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản cho người tham gia giao thông.

Tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh các hàng quán có hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè tại chợ Diên Đại và chợ Quảng Xuyên.

Tạp trung đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, vận động nhân dân chung tay xây dựng các mô hình như: mô hình camera an ninh, mô hình tổ an ninh tự quản...đang xây dựng mô hình Tiếng còi an ninh.

4. Công tác Tư pháp, hộ tịch

- Đã ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021 và triển khai tuyên truyền phổ biến luật bầu cử cho cán bộ, công chức và nhân dân.

Trong 9 tháng đã giải quyết hồ sơ hành chính các loại 3.082 trường hợp([14]).

- Công tác xây dựng và ban hành văn bản: Trong 9 tháng đầu năm HĐND và UBND xã ban hành được 574 văn bản. Trong đó: Nghị quyết HĐND xã: 7 văn bản. Quyết định của UBND xã: 179 văn bản; Thông báo: 64 văn bản; Kế hoạch: 49 văn bản; Các văn bản khác: 275 văn bản.  

Nhìn chung các văn bản được ban hành đúng thẩm quyền, đúng yêu cầu quy định của pháp luật.

          5. Công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính

- Thực hiện Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 25/01/2021 của UBND xã Phú Xuân về triển khai công tác bầu cử Trưởng thôn nhiệm kỳ 2021-2023, vào ngày 28/2 và ngày 07/3/2021 đã hoàn thành công tác bầu cử Trưởng thôn của 6 thôn trên địa bàn xã; có 2 nhân sự trưởng thôn mới (Quảng Xuyên và Diên Đại) và 4 thôn giữ nguyên nhân sự; UBND xã đã ra quyết định công nhận kết quả bầu cử Trưởng thôn của 6 thôn đảm bảo thời gian quy định.

- Thực hiện theo kế hoạch của UBBC huyện, sau khi thống nhất giữa Thường trực HĐND và UBMTTQVN xã, UBND xã đã ban hành Quyết định thành lập UBBC xã gồm 11 thành viên, thành lập 8 Ban bầu cử ở 8 địa điểm bầu cử/ 72 người, thành lập 8 Tổ bầu cử ở 8 đơn vị bầu cử/ 136 người đảm bảo theo thời gian quy định. Chỉ đạo Công an xã phối hợp các thôn gấp rút thống kê danh sách cử tri bầu cử, qua thống kê toàn xã có 6.185 cử tri, trong đó: có 3.170 cử tri nam, 3.015 cử tri nữ. Đã tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp vào ngày 23/5/2021 thành công tốt đẹp; với tỷ lệ 100% cử tri trong danh sách tham gia đi bầu cử; đã bầu đủ số lượng đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ 2021-2026 là 26 vị đại biểu.

          - UBND xã chỉ đạo bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, phục vụ tổ chức, công dân đến giao dịch. Niêm yết đầy đủ bộ danh mục TTHC chung áp dụng tại cấp xã và các mẫu đơn, mẫu tờ khai theo quy định của UBND tỉnh tại Quyết định 52/QĐ-UBND và Quyết định 1015/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục thủ tục hành chính được thực hiện tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND xã và một số văn bản bổ sung, sửa đổi; bên cạnh tiếp tục rà soát, sắp xếp, đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo quy định. Trong 9 tháng đầu năm bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã tiếp nhận và giải quyết 3.010 hồ sơ, đã xử lý và trả hồ sơ đúng theo quy định; thu phí, lệ phí từ giao dịch: 26.823.000 đồng. 

          6. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng lãng phí.

- Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư:

Trong 9 tháng đầu năm UBND xã đã tổ chức 31 đợt tiếp công dân định kỳ theo kế hoạch, nhưng chỉ có 02 trường hợp liên quan đến thu gom rác thải và VSMT tại chợ Quảng Xuyên, UBND xã đã chỉ đạo xử lý theo quy định. Chỉ đạo bộ phận tiếp công dân xã duy trì nghiêm túc chế độ tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở UBND xã vào thứ 5 hàng tuần để tiếp nhận, xử lý kịp thời các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân. Đã tiếp nhận 23 đơn kiến nghị của công dân.

Trong đó: 22 đơn thuộc lĩnh vực đất đai và NTTS, 01 đơn liên quan đến BTXH. UBND xã đã chỉ đạo giải quyết dứt điểm 15 đơn, 05 đơn đang giải quyết và nằm trong thời hạn giải quyết.

- Công tác phòng, chống tham nhũng:

UBND xã tập trung thực hiện các giải pháp phòng, ngừa tham nhũng, chú trọng làm tốt công tác công khai minh bạch trong cơ quan, thực hiện công tác kê khai tài sản, thu nhập đối với toàn thể cán bộ, công chức xã đúng theo quy định; tăng cường công tác quản lý ngân sách, đất đai, xây dựng cơ bản.

IV. TỒN TẠI, HẠN CHẾ

Bên cạnh những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội, quốc phong – an ninh trên địa bàn xã 9 tháng đầu năm 2021 vẫn còn những tồn tại, hạn chế sau:

- Công tác huy động các nguồn lực đầu tư cho hạ tầng sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển sản xuất kinh doanh còn gặp khó khăn.

- Sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính tự phát nhỏ, lẻ, chưa thực hiện theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Công tác quản lý Nhà nước, phát triển dịch vụ, TTCN và ngành nghề chưa phát huy hết tiềm năng của địa phương. Các thiết chế văn hóa, thể thao ở địa phương vẫn còn thiếu.

- Việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm mặc dù đã được xây dựng ngay từ đầu năm của một số ban ngành vẫn còn chậm, thậm chí kéo dài, hiệu quả còn thấp.

- Công tác quản lý đất đại vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: do giá đất biến động nên tình trạng tranh chấp, lần chiếm đất đai ngày càng nhiều; nhiều diện tích đất trồng cây hàng năm, đât trồng cây lâu năm chưa được cấp giấy CNQSDĐ; trên địa bàn còn 2 khu vực (dọc tỉnh lộ 3 thôn Lộc Sơn và khu vực tuyến đường Jibic thôn Xuân Ổ) chưa được lập thủ tục cấp giấy CNQSDĐ.

- Công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 khó kiểm soát và diễn biến phức tạp.

- An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là trộm cắp tài sản, đánh nhau và đánh bạc luôn tiềm ẩn.

B. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN ĐẾN

          I.  LĨNH VỰC KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Về phát triển kinh tế, ngành nghề, TTCN, sản xuất nông nghiệp.

1.1. Dịch vụ- Thương mại:

Chỉ đạo Ban Quản lý các chợ tiếp tục thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19; Thực hiện các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và thu gom, xử lý rác thải hằng ngày theo quy định tại các chợ; Tổ chức triển khai giải pháp QR (mã thông tin phản hồi) cho các chợ, các điểm kinh doanh trên địa bàn để quản lý tình hình di chuyển, truy vết người nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh. Tiếp tục triển khai, kiểm tra việc thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 tại các Chợ, nhà hàng trên địa bàn. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh và UBND huyện.

Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa nhằm đảm bảo cung cầu thị trường, hàng hóa thiết yếu phục vụ người tiêu dùng và ứng phó dịch Covid-19, các sự cố thiên tai bão lụt. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tiêu thụ hàng hóa trong điều kiện xảy ra dịch Covid-19.

Tiếp tục tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương đến đầu tư phát triển các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ở khu vực Diên Đại, Quảng Xuyên; khuyến khích tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, hình thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ.

1.2. Ngành nghề - TTCN: Tiếp tục đề nghị cấp trên đầu tư vốn khuyến công, khoa học công nghệ để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, mở rộng quy mô hoạt động, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vận động các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ liên kết với nhau nhằm xây dựng, phát triển, đồng thời làm cơ sở đầu mối có vai trò bao tiêu sản phẩm của các hộ sản xuất nhỏ lẻ để cung ứng ra thị trường. Phối hợp với các trung tâm dạy nghề tổ chức đào tạo nghề cho lao động trẻ trên địa bàn xã để tham gia tuyển dụng vào các khu công nghiệp, công ty và xuất khẩu lao động,... nhằm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống; vận động phát triển các ngành nghề truyền thống như: mộc, nề, cơ khí, may mặc, nước đá, nấm rơm,…

1.2. Sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp:

Phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi mùa vụ phù hợp với điều kiện tự nhiên, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đem lại hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo nguồn nước tưới tiêu ở các khu vực để mở rộng diện tích lúa vụ Hè Thu để nâng cao sản lượng lúa.

Xây dựng kế hoạch triển khai Đăng ký chuyển đổi đất trông lúa theo Nghị Định 62/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính Phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị Định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính Phủ về quản lý và xử dụng đất trồng Lúa. Làm việc với BĐH thôn Xuân Ổ để xây dựng phương án thành lập tổ vệ nông trước khi tổ chức họp dân để triển khai thực hiện.

Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của từng vùng, nhất là diện tích đất trồng lúa bị nhiễm mặn. Thực hiện chuyển đổi diện tích gieo trồng một số cây chính như ớt, rau sạch, cây ăn quả, cải tạo vườn có giá trị hàng hóa cao.

Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, ứng dụng công nghệ sinh học để tăng nhanh sản lượng và chất lượng tổng đàn.

Khai thác tổng hợp vùng đầm phá kết hợp tính đa dạng, khả năng duy trì, tái tạo nguồn lợi thủy, hải sản và bảo vệ môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng đối tượng nuôi trên cùng một đơn vị diện tích; trong đó cần đẩy mạnh mô hình nuôi xen ghép các đối tượng có giá trị kinh tế cao đưa tổng sản lượng NTTS trong năm đạt trên 650 tấn.

Đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng, đảm bảo tốt công tác PCCC; tuyên truyền vận động người dân hạn chế đốt cây bụi vào mùa hè, tránh cháy lan rộng. Tiếp tục đề nghị cấp trên hỗ trợ cây giống để cấp phát cho người dân trồng rừng phân tán để nâng cao độ che phủ, bảo vệ môi trường.

2. Về Công tác quản lý Đất đai và bảo vệ môi trương

Thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai, khai thác hiệu quả hồ sơ, cơ sở dữ liệu địa chính. Tăng cường công tác quản lý toàn diện về tài nguyên, khoáng sản, kịp thời giải quyết, xử lý các hộ vi phạm về lấn chiếm đất đai các loại và xây dựng, khai thác tài nguyên trái phép.

Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường, quan tâm nhiều hơn việc cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sinh thái, vừa đáp ứng tốt nhu cầu của hiện tại, đồng thời đảm bảo duy trì tính bền vững cho phát triển của các giai đoạn sau. Đẩy mạnh việc huy động toàn dân tích cực tham gia thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định.

3. Về Đầu tư xây dựng cơ bản- Giao thông

Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình chuyển tiếp, công trình mới năm 2021. Tập trung đôn đốc các chủ đầu tư hoàn tất các thủ tục hồ sơ để tiến hành quyết toán dự án hoàn thành. Tăng cường giám sát, kiểm tra chất lượng công trình theo các quy định hiện hành của nhà nước; thực hiện công tác lập các thủ tục theo đúng trình tự,  đảm bảo yêu cầu về chất lượng và thời gian quy định. Tăng cường phối hợp, kiểm tra thực hiện kế hoạch lập lại trật tự công cộng, trật tự đô thị trên địa bàn xã.

          4. Tài chính ngân sách

- Tích cực thu đúng, thu đủ; phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách đã đề ra trong năm 2021. Khẩn trương đề nghị tổ chức đấu giá nhượng quyền sử dụng đất để có kinh phí đầu tư công trình xây dựng cơ bản đã đề ra.

- Thực hiện tốt chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý chặt chẽ chi ngân sách đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và đúng chế độ.

          II. VĂN HÓA - XÃ HỘI

          1. Văn hóa thông tin

  Tập trung cao điểm cho công tác thông tin, tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19, và tuyên truyền về chính sách pháp luật của nhà nước.

Thành lập Tổ kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa, quảng cáo, rao vặt; trò chơi điện tử năm 2021.

Tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, phối hợp làm hồ sơ công nhận Lầm Phun di tích cấp tỉnh. Chuẩn bị công tác thẩm tra, phúc tra các đơn vị đạt chuẩn văn hóa năm 2021 của UBND huyện. Tăng cường quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình; thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo; công nghệ thông tin; phát thanh; thông tin cơ sở.

          2. Giáo dục – Đào tạo

  Tiếp tục chỉ đạo các trường đảm bảo tốt các điều kiện phòng dịch Covid-19, có đầy đủ các vật dụng thiết yếu như: máy đo thân nhiệt, khẩu trang, nước sát khuẩn, xà phòng rửa tay,…Sắp xếp, bố trí phòng y tế, phòng cách ly hợp lý; rà soát, bổ sung các hồ sơ liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong nhà trường. Thường xuyên đánh giá theo Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học.

Thực hiện có hiệu quả và nâng cao mức độ đạt chuẩn phổ cập giáo dục ở các bậc học và xóa mù chữ.

Thực hiện có hiệu quả việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa lớp 1 và triển khai thực hiện đối với lớp 2, lớp 6 trong năm học 2021-2022, chuẩn bị các điều kiện về thiết bị, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 2, lớp 6 và các lớp học kế tiếp.

Tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, thực hiện tốt bếp ăn an toàn. Tiếp tục nâng cao chất lượng trong thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2.

3. Y tế - Dân số

Chủ động trong công tác giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 và các chỉ số nghi ngờ để khống chế và dập tắt nhanh chóng không để dịch lây lan trên diện rộng ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của nhân dân, xã hội hoá công tác phòng chống dịch, đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ về phòng chống dịch trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thực hiện nghiêm túc các quy định phòng chống COVID-19, sẵn sàng các phương án ứng phó với tình huống cách ly y tế cơ sở khám chữa bệnh, địa bàn dân cư theo từng cấp độ. Duy trì hoạt động kiểm tra Vệ sinh an toàn Thực phẩm và hành nghề Y Dược tư nhân.

Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Trạm Y tế xã trong tình hình dịch COVID-19 đang có diễn biến phức tạp, phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn xã và đảm bảo công tác y tế tại các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội hoặc cách ly y tế.

Tổ chức thực hiện và hoàn thành chỉ tiêu các chương trình mục tiêu Y tế Quốc gia và phòng chống một số bệnh xã hội. Đẩy mạnh công tác tiêm chủng mở rộng phấn đấu trên 99% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, 100% trẻ em từ 6 đến 36 tháng tuổi và bà mẹ sau sinh 01 tháng được uống Vitamin A, giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi còn ở mức dưới 7,9%.

Tiếp tục duy trì mức giảm sinh để từng bước ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng dân số, kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thành niên.

          Tăng cường công tác lồng ghép truyền thông dân số để vận động các cặp vợ chồng nằm trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện tốt các biện pháp tránh thai. Tiếp tục phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu DS-KHHGĐ năm 2021. Trong đó chú trọng đẩy mạnh các giải pháp để hạ thấp tỉ lệ sinh con thứ 3.

4. Lao động, chính sách - xã hội

Tiến hành kháo sát, thống kê lực lượng lao động chưa có việc làm, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn xã sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là đối với lao động từ TP HCM và các tỉnh phía nam trở về địa phương do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Căn cứ vào kết quả khảo sát để triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kết nối cung – cầu về lao động, việc làm, bảo đảm cho doanh nghiệp có thể duy trì sản xuất kinh doanh, người lao động có việc làm, có thu nhập, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ lao động thất nghiệp. Đẩy mạnh chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và mạng lưới học nghề, xuất khẩu lao động, trong đó chú trọng nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề.

Triển khai hỗ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid – 19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19”.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác Đền ơn đáp nghĩa”; Tiếp tục triển khai các chương trình, dự án thuộc chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo theo hướng bền vững. Triển khai tốt và có hiệu quả các chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo. Tạo điều kiện trong việc tiếp cận các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo thông qua các chính sách an sinh xã hội.

Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội và chính sách an sinh xã hội. Huy động mọi nguồn lực của xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho người có công và thân nhân của người có công với cách mạng. Đồng thời với những biện pháp quyết liệt, bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để “không để ai bị bỏ lại phía sau”, không còn các hộ có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công với cách mạng thuộc hộ nghèo, phấn đấu 100% gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

III. CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG - AN NINH; XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN, CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH, TƯ PHÁP

1. Quốc phòng

Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, trực lực lượng nhất là trong thời điểm bùng phát của dịch bệnh Covid-19 và các dịp lễ, các sự kiện chính trị quan trọng. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nắm chắc tình hình địa bàn, giữ vững ANCT-TTATXH trong mọi thời điểm, kịp thời xử trí dứt điểm tình huống, không để bị động bất ngờ xảy ra.

Sẳn sàng huy động lực lượng dân quân tham gia phòng chống dịch khi có lệnh của BCH Quân sự huyện. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng cơ động phòng chống lụt bão, phòng chống thiên tai theo kế hoạch. Triển khai kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2022.

          2. An ninh

Triển khai các phương án, kế hoạch bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị trọng đại, các công trình, mục tiêu quan trọng. Chủ động nắm chắc tình hình địa bàn, giám sát chặt chẽ đối tượng trọng điểm, bảo đảm tốt an ninh nông thôn. Thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh tôn giáo, chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn quan hệ, móc nối, liên kết lực lượng giữa số cực đoan, chống đối trên địa bàn với các đối tượng ngoài địa phương. Đẩy mạnh công tác phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Triển khai tấn công, trấn áp mạnh với các loại tội phạm; phát hiện sơm, triệt phá, không để hình thành băng nhóm tội phạm, các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm trên các lĩnh vực. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, tập trung kiểm tra ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Thực hiện có hiệu quả Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân. Tổ chức tuần tra kiểm soát đảm bảo trật tự án toàn giao thông; tuyên truyền pháp luật về giao thông tại các khu dân cư, trường học trên địa bàn. Tăng cường xây dựng và nhân rộng các mô hình đảm bảo ANTT ở thôn, xóm.

3. Công tác xây dựng chính quyền

Thường xuyên rà soát để phân công, phân nhiệm và nâng cao trách nhiệm của các thành viên Ủy ban nhân dân xã và Ban điều hành các thôn; nhất là vai trò người đứng đầu; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước. Thực hiện đúng Luật cán bộ, công chức và quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân xã; các văn bản của Tỉnh và Huyện về việc tăng cường chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính và tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, công chức xã; tiếp tục thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực văn thư, lưu trữ; thi đua -  khen thưởng; thanh niên, trẻ em. Hướng dẫn giúp đỡ các tổ chức cá nhân tôn giáo các thủ tục hành chính về lĩnh vực tôn giáo.

4. Cải cách hành chính

Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả hiện đại của xã; Kiểm soát chặt chẽ quy trình giải quyết thủ tục hành chính, đảm bảo tính công khai, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình của các bộ phận giải quyết thủ tục hành chính nhằm giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của tổ chức và công dân đảm bảo theo đúng thời gian quy định. Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số cải cách hành chính của xã. Tổ chức khảo sát lấy ý kiến mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cải cách hành chính nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

5. Công tác Tư pháp, Hộ tich

Tiếp tục thực hiện tốt công tác chứng thực theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính Phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch và Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chúng thực hợp đồng giao dịch. Tiếp tục thực hiện tốt Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

Nâng cao chất lượng soạn thảo, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật theo chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm, chú trọng đến các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

6. Công tác tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng

Phát huy công tác tiếp dân, thực hiện nghiêm túc chế độ tiếp dân, bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức đảm nhiệm công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư.

Giải quyết dứt điểm, kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và phản ánh mới phát sinh. Triển khai công tác kê khai minh bạch tài sản, thu nhập năm 2021 theo đúng quy định.

7. Công tác PCTT&TKCN

Triển khai phương hướng, nhiệm vụ PCTT-TKCN năm 2021 từ xã đến thôn, sẵn sàng đối phó có hiệu quả với mọi diễn biến thời tiết. Chủ động triển khai tốt phương án, biện pháp phòng chống thiên tai, tìm cứu nạn đã đề ra. Chú trọng kiểm tra việc chuẩn bị kế hoạch, phương án di dời dân, phương tiện, lực lượng phòng chống và tìm kiếm cứu nạn ở từng thôn xóm, cụm dân cư để chủ động phòng, tránh có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Bố trí ngân sách để mua sắm các nhu yếu phẩm phục vụ công tác PCTT có thể xảy ra.

IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, KINH DOANH TRONG VÀ SAU THỜI KỲ DỊCH BỆNH COVID-19 TRONG 3 THÁNG CUỐI NĂM 2021

Tiếp tục vận động Hộ kinh doanh, doanh ngiệp đảm bảo an toàn phòng chống dịch cho người lao trong khi sản xuất kinh doanh.

Trong thời điểm dịch bệnh đang diễn ra khuyến khích những nhà kinh doanh thực hiện sử dụng các dịch vụ chuyển phát, giao hàng tận nhà, hạn chế tụ tập đông người.

Có những giải pháp để chuẩn bị cho thời điểm sau khi dịch đi qua, ưu tiên trước mắt đối với ngành dịch vụ du lịch, thương mại, vận tải…

Triển khai các chương trình về kích cầu nâng cao chất lượng, tạo thêm các dịch vụ mới và giảm giá nhiều dịch vụ. Tổ chức chương trình khuyến mãi nhằm bình ổn và kích cầu thị trường.

Triển khai đồng bộ các giải pháp để kiểm soát tốt thị trường, không để xảy ra những biến động lớn, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Kiểm soát chặt chẽ đối với các thông tin về Covid-19, kịp thời xử lý những luồng thông tin xấu, sai lệch về tình hình diễn biến của dịch bệnh cũng như việc nâng giá của các mặt hàng thiết yếu nhằm trục lợi.



([1]) Toàn xã có: 1 cây xăng; 6 cơ sở bán phân bón và thuốc BVTV; 27 dịch vụ thầu xây dựng; 28 quán cà phê giải khát; 57 quan ăn; 6 cơ sở kinh doanh gas; 47 quán tập hóa các loại; 10 chiếc xe mốc, ủi chuyên làm san lấp mặt bằng; 8 cơ sở bán thuốc tây; 8 karaoke; 17 cơ sở bán thức ăn thủy sản và gia xúc …

([2])  Tổng số tiểu thương kinh doanh buôn bán ở các chợ trên địa bàn xã là 204 người. Trong đó: Chợ Diên Đại 96 người; chợ Quảng Xuyên 89 người và chợ Thủy Diện 19 người.

([3]) Toàn xã có: 01 công ty may; 11 cơ sở đúc ba lô; 16 cơ sở nhôm kính; 11 cơ sở cơ khí; 18 cở sở xay sát; 11 cơ sở mộc dân dụng; 5 cơ sở sản xuất mì ổ; 18 cơ sở sửa xe máy; 01 cơ sở sản xuất nước lọc; 162 vòm nấm rơm; 1.047 công nhân may và ngành nghề khác lao động trong tỉnh.

([4]) Có 1 trang trại gà đẻ trứng cho ra thị trường hơn 3000 quả trứng/ ngày; 01 gia trại nuôi yến; 27 gia trại nuôi gia súc, gia cầm Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn xã ước khoảng: 56.250 con (Trong đó: Trâu + bò: 763 con; lợn 620 con; gia cầm: 55.000 con).

.

([5]) Trong đó: thôn Ba Lăng: 5 con.  (đợt 1; 3 con. đợt 2 : 2 con). thôn Quảng Xuyên: 11con. (đợt 1; 6 con, đợt 2: 5 con). thôn Xuân Ổ: 8 con. (đợt 1; 4 con, đợt 2: 4 con). thôn Diên Đại: 3 con. (đợt 1: 3 con). thôn Lộc Sơn: 3 con. (đợt 1: 2 con; đợt 2: 1 con). 

([6]) Trong đó: Thuế khu vực ngoài QD: 433 triệu đồng; thuế thu nhập cá nhân hộ cá thể: 145 triệu đồng; lệ phí trước bạ: 253 triệu đồng; thu cấp QSDĐ: 5.684 triệu đồng; phí lệ phí: 49 triệu đồng; thu quỹ đất công, HLCS, sự nghiệp: 293 triệu đồng; thu khác tại xã: 208 triệu đồng; thu chuyển nguồn: 2.951 triệu đồng. 

([7]) Hộ bà Đặng Thị Đáng ở thôn Quảng Xuyên; hộ ông Nguyễn Cửu Khánh ở thôn Ba Lăng.

([8]) Hộ bà Đặng Thị Thòa ở thôn Quảng Xuyên.

([9]) Ông Nguyễn Thiện Huy, thửa đất 122, tờ bản đồ 19, diện tích chuyển đổi mục đích là 200m2.; Ông Đinh Viết Thà, thửa đất 376, tờ bản đồ 21, diện tích chuyển đổi mục đích là 300m2.; Ông Phan Trường Quân, thửa đất 1125, tờ bản đồ 14, diện tích chuyển đổi mục đích là 174,4m2.; Ông Phan Trường Lục, thửa đất 1124, tờ bản đồ 14, diện tích chuyển đổi mục đích là 100m2; bà Nguyễn Thị Hồng Lan, thửa đất số 1131, tờ bản đồ số 14, diện tích chuyển đổi mục đích là 213m2.

([10]) Trong đó bao gồm: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 20 hồ sơ; Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 44 hồ sơ; Đính chính: 34 hồ sơ; Gia hạn: 21 hồ sơ; Đăng ký biến động: 99 hồ sơ.

 

([11]) Trong đó: Ba Lăng 414 hộ/ 1.696 nhân khẩu; Quảng Xuyên 598 hộ/ 2.513 nhân khẩu; Xuân Ổ 633 hộ/ 2.600 nhân khẩu; Thủy Diện 220 hộ/ 985 nhân khẩu; Diên Đại 279 hộ/ 1.196 nhân khẩu; Lộc Sơn 227 hộ/ 1.067 nhân khẩu.

([12]) Trong đó: DCTC : 50/72 đạt tỷ lệ : 69,44% ; Triệt sản : 2/3 đạt tỷ lệ : 66,66%; Thuốc cấy: 3/3 Đạt tỷ lệ 100%; Thuốc tiêm: 3/16 đạt tỷ lệ: 18,75%; Thuốc uống: 79/81 đạt tỷ lệ: 97,63% ; BCS: 191/170 đạt tỷ lệ 112,3%.

([13]) Trong đó: Công an 01 thanh niên; Biên phòng tỉnh: 02 thanh niên; Sư đoàn 324: 04 thanh niên; Sư đoàn 968: 04 thanh niên.

([14]) Trong đó: Hộ tịch: 802 trường hợp(Đăng ký khai sinh: 656 trường hợp; Đăng ký khai tử: 112 trường hợp; Đăng ký kết hôn: 33 trường hợp; Xác nhận tình trạng hôn nhân: 94 trường hợp; Đăng ký giám hộ: 01 trường hợp). Tư pháp: 2.186 trường hợp (Chứng thực bản sao từ bản chính: 1.649 trường hợp, Chứng thực hợp đồng giao dịch: 123 trường hợp, Chứng thực chữ ký: 414 trường hợp).