I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Việc tổ chức bầu cử Trưởng thôn nhằm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân và thông qua tổ chức đại diện của mình là Uỷ ban MTTQ xã, Ban công tác Mặt trận và cử tri ở thôn để bầu ra những người có đủ đức, đủ tài để thực hiện những nhiệm vụ của địa phương.
- Việc bầu cử Trưởng thôn phải đảm bảo khách quan, dân chủ, công bằng; tôn trọng ý kiến của Nhân dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng; sự phối hợp của chính quyền, các thành viên của Mặt trận, quá trình bầu cử phải công khai, dân chủ khách quan và theo đúng quy trình hướng dẫn.
- Người được bầu làm Trưởng thôn phải đảm bảo đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định;
- Việc bầu cử Trưởng thôn được tổ chức trang trọng, nghiêm túc, dân chủ, an toàn, tiết kiệm, là sự kiện chính trị và ngày hội của Nhân dân ở khu dân cư và đúng quy định của Pháp luật;
- Nghiêm cấm các hành vi trái với quy định về dân chủ cơ sở hoặc lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật, bao che, cản trở, trù dập người khiếu nại, kiến nghị các vấn đề liên quan đến công tác bầu cử.
II. TIÊU CHUẨN, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ CỬ TRI THAM GIA BẦU CỬ TRƯỞNG THÔN
1. Tiêu chuẩn Trưởng thôn
- Trưởng thôn phải là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn; đủ 21 tuổi trở lên, có sức khoẻ, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm; bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương; có kiến thức văn hoá, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.
- Việc lựa chọn giới thiệu người ứng cử thôn trưởng phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối toàn diện của cấp ủy Đảng; gắn với nhân sự của cấp ủy và được sự giới thiệu của cấp ủy.
2. Thời gian tổ chức bầu cử
Dự kiến tổ chức 2 ngày/ 6 thôn:
- Thôn Ba Lăng, thôn Quảng Xuyên và thôn Lộc Sơn: Dự kiến tổ chức 01 (một) buổi, sáng Chủ nhật, ngày 26/02/2023.
- Thôn Xuân Ổ, thôn Diên Đại và thôn Thủy Diện: Dự kiến tổ chức 01 (một) buổi, sáng Chủ nhật, ngày 05/3/2023.
3. Đia điểm: Tại Nhà văn hóa các thôn (Riêng thôn Thủy Diện mượn Trường Mầm non cơ sở tại Thủy Diện).
4. Cử tri tham gia bầu cử
Do UBND xã quyết định thành phần cử tri (là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự và hiện đang cư trú thường xuyên ở thôn (thường trú hoặc tạm trú từ 6 tháng trở lên).
III. QUY TRÌNH BẦU TRƯỞNG THÔN
1. Công tác chuẩn bị Hội nghị bầu Trưởng thôn
1.1. Chậm nhất 20 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân xã ra quyết định công bố ngày bầu cử Trưởng thôn; chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch bầu cử.
1.2. Chậm nhất 15 ngày trước ngày bầu cử, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn
tổ chức hội nghị Ban công tác dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn; báo
cáo với Chi ủy, Chi bộ thôn để thống nhất danh sách người ra ứng cử (từ 1-2 người), trình tự theo các bước sau:
Bước 1: Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam xã tổ chức hội nghị Ban công tác Mặt trận thôn thực hiện quy trình giới thiệu ứng cử viên bầu Trưởng thôn để dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn (từ 1-2 người ).
Bước 2: Cuộc họp Chi bộ thôn: Căn cứ Kế hoạch của UBND xã và căn cứ kết quả hội nghị Ban công tác Mặt trận thôn về dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn, Chi bộ các thôn tổ chức họp.
Nội dung cuộc họp:
- Thông báo các văn bản hướng dẫn của cấp trên, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân xã về bầu cử Trưởng thôn, nhiệm kỳ 2023-2025 và thông báo tiêu chuẩn Trưởng thôn.
- Căn cứ kết quả hội nghị Ban công tác Mặt trận thôn về dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn, Chi ủy Chi bộ thảo luận, thống nhất nhân sự ứng cử Trưởng thôn.
- Lập biên bản cuộc họp và báo cáo kết quả hội nghị lê Đảng ủy xã.
- Chỉ đạo Ban công tác Mặt trận thôn tổ chức Hội nghị Ban công tác Mặt trận thôn mở rộng về dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn nhiệm kỳ 2023-2025.
Bước 3: Hội nghị Ban công tác Mặt trận thôn mở rộng: Căn cứ Kế hoạch của UBND xã, danh sách giới thiệu nhân sự của Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn để tổ chức hội nghị:
Thành phần hội nghị gồm:
Các đồng chí trong Ban chấp hành Chi uỷ, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn đương nhiệm; Trưởng, Phó Chi hội các đoàn thể: Thanh niên, Phụ nữ, Cựu chiến binh, Nông dân.
Nội dung Hội nghị:
Trưởng Ban CTMT thôn hoặc đại diện Thường trực UBMTTQ xã thông báo: Các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên về bầu cử Trưởng thôn, nhiệm kỳ 2023-2025; Tiêu chuẩn Trưởng thôn; Danh sách dự kiến người ứng cử Trưởng thôn. Thảo luận, giới thiệu và thống nhất danh sách dự kiến người ra ứng cử Trưởng thôn. Thông qua biên bản hội nghị và danh sách người ứng cử Trưởng thôn.
Sau khi hội nghị kết thúc, Chủ tọa hội nghị báo cáo Ban chấp hành Chi ủy, Chi bộ, Đảng ủy xã kết quả giới thiệu nhân sự ứng cử Trưởng thôn.
1.3. Chậm nhất 10 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân xã ra quyết định thành lập Tổ bầu cử (gồm Tổ trưởng là Trưởng ban công tác Mặt trận thôn; thư ký và các thành viên khác là đại diện một số tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và đại diện cử tri thôn); quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử, quyết định thành phần cử tri (là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) tham gia bầu cử Trưởng thôn. Các quyết định này Trưởng thôn đương nhiệm có trách nhiệm thông báo đến nhân dân ở thôn và niêm yết tại nhà văn hóa thôn chậm nhất 7 (bảy) ngày trước ngày bầu cử. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ bầu cử quy định cụ thể như sau:
+ Lập và công bố danh sách, thành phần cử tri tham gia bầu cử Trưởng thôn; công bố danh sách người ra ứng cử; Niêm yết các quyết định liên quan đến bầu cử tại nhà văn hoá thôn là địa điểm tổ chức bỏ phiếu. Tổ chức bầu cử Trưởng thôn; công bố kết quả bầu cử; báo cáo kết quả bầu Trưởng thôn và nộp các tài liệu bầu cử cho Ủy ban nhân dân xã.
+ Tổ chức họp phân công nhiệm vụ kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử lần cuối; UBND xã in phiếu bầu và giao nhận phiếu bầu, cơ sở vật chất phục vụ cho bầu cử như: Hòm phiếu, băng cờ, ...
+ Tổ bầu cử căn cứ địa điểm, khu vực bỏ phiếu để chủ động việc trang trí.
+ Kiểm tra niêm yết các tài liệu phục vụ bầu cử tại khu vực bỏ phiếu danh sách cử tri, danh sách ứng cử viên và phương án bảo vệ.
2. Bầu cử Trưởng thôn tại hội nghị thôn
Tổ trưởng tổ bầu cử chủ trì hội nghị bầu cử Trưởng thôn. Hội nghị bầu Trưởng thôn được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn tham dự. Việc bầu cử Trưởng thôn thực hiện theo trình tự sau đây:
Bước 1: Tổ trưởng tổ bầu cử đọc quyết định công bố ngày tổ chức bầu cử; quyết định thành lập Tổ bầu cử, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử; quyết định thành phần cử tri tham gia bầu cử.
Bước 2: Tổ trưởng tổ bầu cử nêu tiêu chuẩn của Trưởng thôn.
Bước 3: Đại diện Ban công tác Mặt trận thôn giới thiệu danh sách những người ra ứng cử Trưởng thôn do Ban công tác Mặt trận thôn đề cử và Chi ủy, Chi bộ thôn thống nhất. Tại hội nghị này, cử tri có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử.
Bước 4: Hội nghị thảo luận, cho ý kiến về những người ứng cử. Trên cơ sở các ý kiến của cử tri, Tổ bầu cử ấn định danh sách những người ứng cử để hội nghị biểu quyết. Việc biểu quyết số lượng và danh sách những người ứng cử được thực hiện bằng hình thức giơ tay và có giá trị khi có trên 50% số cử tri tham dự hội nghị tán thành.
Bước 5: Tiến hành bầu Trưởng thôn.
- Việc bầu cử có thể bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định;
- Nếu bầu bằng hình thức giơ tay, Tổ bầu cử trực tiếp đếm số biểu quyết. Nếu bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín, Tổ bầu cử làm nhiệm vụ kiểm phiếu; trình tự như sau:
+ Mời cử tri là người cao tuổi hoặc người có uy tín bỏ phiếu trước, sau đó mời toàn thể cử tri trong thôn lần lượt tiến hành bỏ phiếu;
+ Phiếu hỏng được đổi và thay phiếu khác, các phiếu hỏng tổ bầu cử có trách nhiệm giữ lại để tổng hợp báo cáo;
+ Trong cuộc bầu cử việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục, trường hợp có sự việc bất ngờ làm gián đoạn cuộc bỏ phiếu thì tổ bầu cử phải lập tức niêm phong các tài liệu liên quan và hòm phiếu, kịp thời báo cáo về UBND xã đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để cuộc bỏ phiếu được tiếp tục.
- Tổ bầu cử tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu. Trước khi mở hòm phiếu để kiểm phiếu, Tổ bầu cử nắm lại danh sách cử tri đã bỏ phiếu, danh sách cử tri không đi bỏ phiếu, thống kê, lập biên bản và niêm phong số phiếu bầu không sử dụng đến, phiếu gạch hỏng, phiếu không hợp lệ. Tổ bầu cử tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc và mời 2 cử tri không phải là ứng cử viên có mặt tại đó chứng kiến mở hòm phiếu, kiểm phiếu.
+ Kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử lập biên bản kiểm phiếu. Biên bản kiểm phiếu phải ghi rõ: Tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của thôn; số cử tri tham gia hội nghị; số phiếu phát ra; số phiếu thu vào; số phiếu hợp lệ; số phiếu không hợp lệ; số phiếu và tỷ lệ bầu cho mỗi người ứng cử so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình toàn thôn.
+ Biên bản kiểm phiếu lập thành 03 bản, có chữ ký của các thành viên Tổ bầu cử.
- Tổ trưởng tổ bầu cử lập báo cáo kết quả bầu Trưởng thôn kèm theo Biên bản kiểm phiếu gửi ngay đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã.
Bước 6: Xác định người trúng cử.
- Người trúng cử Trưởng thôn là người đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn.
- Trường hợp kết quả bầu cử không có người nào đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn thì tiến hành bầu cử lại. Ngày bầu cử lại do Ủy ban nhân dân xã quyết định, nhưng chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày tổ chức bầu cử lần đầu.
- Nếu tổ chức bầu lần thứ hai mà vẫn không bầu được Trưởng thôn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định cử Trưởng thôn lâm thời để điều hành hoạt động của thôn cho đến khi bầu được Trưởng thôn mới.
- Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định cử Trưởng thôn lâm thời, Ủy ban nhân dân xã phải tổ chức bầu Trưởng thôn mới.
IV. CÔNG NHẬN KẾT QUẢ BẦU CỬ
- Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Tổ trưởng tổ bầu cử, Ủy ban nhân dân xã xem xét, ra quyết định công nhận người trúng cử Trưởng thôn hoặc quyết định bầu cử lại; trường hợp không ra quyết định công nhận hoặc quyết định bầu cử lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trưởng thôn chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân xã.
- Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân xã:
+ Báo cáo kết quả bầu Trưởng thôn;
+ Biên bản kiểm phiếu (ba bản); Mẫu báo cáo, Biên bản kiểm phiếu do UBND xã chuẩn bị.