Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Bắc – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã; đồng chí Hồ Đình Tiển – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy; đồng chí Phan Minh Việt – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã; có các đồng chí trong Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN xã; đại diện các ban ngành, đoàn thể của xã; các thành viên trong ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã; Trưởng trạm y tế xã; Hiệu trưởng các trường học; Giám đốc HTXNN Lộc Sơn; Cán bộ Thú y xã; các đồng chí Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng ban CTMT, Tổ bảo vệ ANTT, thôn đội trưởng của các thôn trên địa bàn xã.
Quan cảnh tại Hội nghị
Đồng chí Nguyễn Bắc – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã; và đồng chí Phan Minh Việt – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã chủ trì Hội nghị
Năm 2023, thời tiết và tình hình thiên tai ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Phú Vang nói riêng diễn biến rất phức tạp, những hình thế thời tiết nguy hiểm như: bão, lũ lụt, hạn hán diễn biến theo chiều hướng khắc nghiệt hơn, phức tạp hơn, nắng nóng kéo dài, mưa lớn xảy ra bất thường; đặc biệt vào các tháng cuối năm trên địa bàn xã liên tiếp chịu ảnh hưởng của các đợt mưa lớn trên diện rộng gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân trên địa bàn xã.
Xã Phú Xuân chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều loại hình thiên tai xảy ra liên tục từ đầu năm đến cuối năm 2023, thời tiết nắng nóng kéo dài xảy ra trên diện rộng, các đợt mưa lớn xảy ra liên tục vào các tháng cuối năm 2023 đã gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước và nhân dân cụ thể như sau:
- Về người: Không có thiệt hại về người.
- Về Nhà ở: Có 39 hộ bị ngập nước vào nhà trong đó Lộc Sơn 05 hộ; Diên Đại 19 hộ; Xuân Ổ 15 hộ (các hộ ở Diên Đại, Xuân Ổ do mưa lớn ngập cục bộ).
- Về trường học: Trường THCS Phú Xuân ở vùng thấp trủng bị vào nước 08 phòng, trong đó có 04 phòng học và 04 phòng chức năng. Các Trường còn lại không bị ảnh hưởng.
- Về giao thông:
Tại thời điểm đỉnh lũ cao nhất nhiều tuyến đường bị ngập sâu ảnh hưởng đến tình hình giao thông đi lại, cụ thể:
+ Tuyến đường Tỉnh lộ 3 đoạn Lộc Sơn bị ngập dài 120m, mức ngập từ 0,5 - 0,7 m.
+ Các tuyến đường liên thôn, đường xóm tại thôn Lộc Sơn bị ngập từ 0,2-0,4m
+ Tuyến đường liên thôn Xuân Ổ xuống Thuỷ Diện bị ngập 0,4m.
-Về giá trị thiệt hai do thiên tai năm 2023: Tổng giá trị thiệt hại ước khoảng 280 triệu đồng.
- Công tác chỉ đạo điều hành
Trên cơ sở kế hoạch công tác PCTT&TKCN năm 2023, BCĐ xã đã tham mưu UBND xã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ PCTT-TKCN trên địa bàn xã: Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn xã Phú Xuân năm 2023; Kế hoạch về sơ tán, di dời dân đến nơi an toàn khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn xã Phú Xuân năm 2023; Quyết định kiện toàn Đội xung kích PCTT xã Phú Xuân và Thông báo phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã.
Trước tình hình thiên tại đặc biệt là mưa bão, lũ lụt ngày càng diễn biến phức tạp, BCĐ PCTT&TKCN xã và các ngành từ xã đến thôn và nhân dân trong xã đã chủ động trong công tác phòng, tránh và ứng phó hiệu quả mưa bão, lũ lụt, giảm thiểu tối đa thiệt hại, đảm bảo an toàn cho người và tài sản, vận động người dân sơ tán đến nơi an toàn. Khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả sau bão, lụt, tạo mọi điều kiện để các gia định bị thiệt hại ổn định cuộc sống.
- Công tác chuẩn bị trước mùa mưa bão
Xác định là một xã có địa bàn thấp trũng, thường bị chia cắt, đặc biệt rút kinh nghiệm trong công tác PCTT-TKCN năm 2020, UBND xã tổ chức hội nghị tổng kết công tác PCTT&TKCN năm trước và bàn biện pháp triển khai phương án PCTT&TKCN trong năm để chủ động ứng phó.
Tiếp tục bổ sung, kiện toàn củng cố Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của xã, Đội xung kích phòng, chống thiên tai của xã; xây dựng các phương án PCTT&TKCN theo phương châm “5 tại chỗ” là: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện, kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ và tự quản tại chỗ.
Phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã phụ trách địa bàn về các thôn trực tiếp chỉ đạo triển khai phương án PCTT&TKCN và kế hoạch di dời dân, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân. Kiểm tra các công trình, nhà cửa để có biện pháp chằng, chống trước mùa mưa lũ. Xây dựng và kiểm tra phương án bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân ở vùng thấp trũng; việc chuẩn bị các trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn ở các thôn và tại UBND xã.
Chỉ đạo các thôn, các Trường học, Trạm y tế, các đơn vị đóng trên địa bàn xã có kế hoạch PCTT&TKCN cụ thể của cơ quan theo kế hoạch chung của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã, chỉ đạo các thôn, BCH Quân sự xã, Ban Chỉ huy Công an xã bố trí các phương tiện, lực lượng cứu hộ, cứu nạn theo phương án đã xây dựng. Sẵn sàng tập kết tại các vị trí xung yếu, kịp thời cơ động tham gia cứu hộ, cứu nạn để bảo vệ người, tài sản, bảo vệ ANTT ở các điểm di dời tập trung trên địa bàn toàn xã.
Thường xuyên theo dõi và thông báo kịp thời mọi diễn biến về thời tiết, đặc biệt tình hình các cơn bão đến tận thôn để chủ động phòng tránh, thường xuyên thông báo kịp thời cho các chủ phương tiện đò, thuyền đang hoạt động trên đầm phá về nơi trú ẩn an toàn khi có thời tiết xấu xảy ra.
- Công tác chuẩn bị ứng phó bão lụt và áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh trong năm 2023
Thực hiện các Công điện của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, huyện; UBND xã, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã, các ban ngành, đoàn thể triển khai các biện pháp để ứng phó với diễn biến của thời tiết; đồng thời, phân công các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã về các thôn chỉ đạo để triển khai phương án ứng phó với các tình huống do thiên tai gây ra.
Chỉ đạo các thôn ở vùng đầm phá như: Quảng Xuyên, Thủy Diện và vùng thấp trũng thôn Lộc Sơn chuẩn bị phương án sẵn sàng sơ tán người và tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. Thông báo tuyệt đối không cho Đò thuyền ra vùng đầm phá để đánh bắt và kêu gọi, hướng dẫn các đò thuyền đến nơi neo đậu trú ẩn an toàn. Không để ngư dân ở lại trên các chòi canh khu nuôi trồng thủy sản, thông báo kịp thời cho học sinh nghỉ học khi có thông báo của cơ quan có thẩm quyền .... Bảo vệ các công trình đang thi công dở dang, bảo vệ người và phương tiện, thiết bị, vật tư thi công.... Tùy tình hình diễn biến của lụt bão, UBND xã chủ động hoặc đề xuất hoãn các cuộc họp, Hội nghị không cần thiết để tập trung chỉ đạo ứng phó với lụt bão; chỉ đạo, vận động các gia đình dự trữ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác để đề phòng nước lũ dâng cao hoặc khi có bão.
Chỉ đạo BCH Quân sự xã, Ban Công an xã và các ban ngành, đoàn thể sẵn sàng tham gia chỉ đạo và trực tiếp cứu hộ, cứu nạn. Tổ chức trực ban 24/24 giờ, bố trí phân công cán bộ trực tiếp theo dõi chặt chẽ tình hình của áp thấp nhiệt đới để sẵn sàng ứng phó và xử lý kịp thời những diễn biến có thể xảy ra.
Đc Lê Hoài- Phó Chủ tịch UBND xã, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã Thông qua báo cáo tổng kết công tác PCTT – TKCN năm 2023 và triển khai công tác năm 2024
Đồng chí Nguyễn Bắc – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Tại hội nghị đồng chí Nguyễn Bắc – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã phát biểu chỉ đạo và đồng chí Phan Minh Việt – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã kết luận đề nghị các cơ quan, đơn vị và BCH PCTT&TKCN xã cần tập trung thực hiện một số nội dung trong năm 2024:
Thực hiện phương châm “Chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả”, trong đó lấy công tác phòng là chính. UBND xã, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã xây dựng phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 nhằm phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo PCTT&TKCN trên địa bàn xã với các nội dung sau:
Một là: Giai đoạn chuẩn bị trước mùa mưa bão: Tiếp tục nắm vững phương châm phòng là chính, dựa theo nguyên tắc “5 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện, kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ và tự quản tại chỗ đến tận các thôn, xây dựng phương án PCTT&TKCN phải cụ thể, tổ chức phối hợp đồng bộ trong công tác ứng cứu, di chuyển người và tài sản để tránh thiệt hại cho nhân dân, xây dựng phương án di dời dân ở các vùng thấp trũng, vùng có thể bị sạc lỡ, bố trí lực lượng, phương tiện, thuốc men, lương thực, thực phẩm đảm bảo cho dân tránh bão, lũ; các đơn vị trên địa bàn phải báo cáo phương án phòng, tránh bão, lũ về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã theo dõi và chỉ đạo khi có bão, lũ xảy ra.Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết và tình hình bão, lũ để có kế hoạch phòng, tránh một cách cụ thể.
Hai là: Trong bão, lũ: Khi có tin dự báo bão, lũ, tùy theo mức độ dự báo để triển khai công tác phòng, chống kịp thời, tổ chức chỉ huy đồng bộ theo phương án đã xây dựng, kiểm tra người và phương tiện cũng như lương thực, thực phẩm để chuẩn bị ứng cứu; các thôn, các thành viên Ban Chỉ huy phụ trách địa bàn báo cáo tình hình trong địa bàn liên tục để kịp thời ứng cứu và tổ chức sơ tán nhân dân những nơi nguy hiểm đến nơi an toàn theo kế hoạch. Tổ chức trực ban 24/24 giờ, để theo dõi tình hình nhằm chủ động chỉ đạo phòng, tránh. Chỉ đạo Trạm y tế chuẩn bị thuốc men theo phương án để chăm sóc sức khỏe và cấp cứu cho nhân dân, quan tâm các hộ chính sách, neo đơn, người già, trẻ em, người tàn tật; đặc biệt lưu ý phụ nữ mang thai, bệnh nhân đang đau ốm, nếu không đảm bảo an toàn phải khẩn trương chuyển lên bệnh viện tuyến trên, hạn chế để xảy ra thương vong trong bão, lũ.
Ba là: Sau bão, lũ: Nắm chắc thống kê tình hình thiệt hại về người và tài sản, hoa màu các loại do bão, lũ gây ra báo về Văn phòng UBND xã để tổng hợp báo cáo lên cấp trên để xin hỗ trợ để nhanh chóng khắc phục, sửa chữa kịp thời cho nhân dân. Khẩn trương tổ chức cứu hộ, cứu đói, cứu chữa kịp thời những nạn nhân bị thương tích; kiểm tra và dọn vệ sinh không để ô nhiễm môi trường do bão, lũ gây ra, vận động nhân dân chủ động tu sửa nhà cửa, ổn định nơi ăn chốn ở, nhanh chóng giải tỏa thông thoáng các tuyến giao thông, khắc phục kịp thời các công trình hạ tầng, đảm bảo nước sinh hoạt, xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, khôi phục sản xuất; đồng thời làm tốt việc tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ đến tận tay nhân dân, không để nhân dân thiếu đói. Phát động phong trào “Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, giúp nhau vượt qua những khó khăn, hoạn nạn. Tổ chức rút kinh nghiệm, khen thưởng động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống và khắc phục bão, lũ; bổ sung hoàn chỉnh phương án PCTT&TKCN của xã trong năm đến.
Bốn là: Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của xã, Đội xung kích PCTT của xã, Ban điều hành các thôn theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, bố trí lực lượng, phương tiện, đề xuất các giải pháp cần thiết, lên phương án phòng chống, di dời, thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình bão, lũ để phối hợp với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của xã và các ban ngành, đoàn thể triển khai phương án phòng, chống bão, lũ của đơn vị mình. Ban điều hành các thôn tổ chức họp các đoàn thể trong thôn để đánh giá và rút ra những kinh nghiệm nhằm xây dựng phương án năm 2024 chặt chẽ và có hiệu quả. Công tác PCTT&TKCN là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng năm, UBND xã yêu cầu các thôn, các đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh kế hoạch của các cấp về công tác PCTT năm 2024 nhằm giảm nhẹ thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.